Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được các loại hình hoạt động chính trị – xã hội

- HS nhận thấy cần tham gia các hoạt động chính trị – xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó

2/ Thái độ:

- Hình thành cho HS niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp, tin vào con người

- Các em có mong muốn tham gia các hoạt động của lớp, trường và xã hội

3/ Kỉ năng:

- HS có kỉ năng tham gia các hoạt động chính trị – xã hội

- Qua đó hình thành kỉ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Thảo luận

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Tham quan, dã ngoại, tổ chức hội thảo

- Liên hệ gương người tốt việc tốt

- Phương pháp đóng vai

C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- SGK, SGV GDCD lớp 8

- Sự kiện, gương tốt ở địa phương

- Giấy A0, bút dạ

- Tranh ảnh có nội dung hoạt động chính trị, xã hội

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Miêu tả việc làm của nhân vật trong tranh Những hình ảnh trong 2 bức tranh nói lên điều gì? Liên quan đến những hoạt động gì mà em biết? GV: Nhận xét và bổ subg ý kiến. GV: Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn các hình thức tham gia, ý nghĩa các hoạt động trên ta nghiên cứu bài học hôm nay. B/ Bài mới T/g Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề GV: Chia lớp thành 3 nhóm. GV: Phân câu hỏi cho từng nhóm. Nhóm 1: Có quan niệm cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ, không cần phải tích cực tham gia các hoạt chính trị- xã hội. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao. Nhóm 2 : Có quan niệm cho rằng : Học văn hóa tốt , rèn luyệnã kĩ năng lao độnglà cần nhưng chưa đủ. Phải tích cực tham gia các hoật động chính trị – xã hội của địa phương , đất nước. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? Nhóm 3: Hãy kể những hoật động chính trị - xã hội mà em được biết , em đã tham gia GV: Hướng dẩn HS thảo luận và gợi ý cho HS đưa ra ý kiến GV: Mời đại diện nhóm trình bày GV: Nhận xét và bổ xung GV: Đưa ra một vài ví dụ về cá nhân trong xã hội không biết , không quan tâm đến những hoạt động chính trị – xã hội GV: Nhận xét, bổ sung GV: Đưa ra gương người tốt, việc tốt . Họ làngười có đủ tài , đức, có trách nhiệm với xã hội GV: Cho các nhóm bổ sung thêm các hoật động chính trị xã hội GV: Nhận xét cho điểm các nhóm GV: Tổng kết, chuyển ý Quan niệm của chúng ta về hoật động chính trị – xã hội là rất đúng đắn. Các em đã kể ra được các hoật động chính trị – xã hội . Nhưng vì sao gọi những hoạt động đó là những hoạt động chính trị – xã hội thì chúng ta cần tiếp tục bài học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học: GV: Hướng dẫn cho HS thảo luận chung cả lớp kết hợp hoạt động cá nhân GV: Sử dụng ý kiến của 3 nhóm cho HS lực chọn xếp các hoạt động dó theo mẫu sau (GV kẻ lên bảng phụ, khổ giấy A0) Câu 1: Điền vào bảng sau đây với những nội dung thích hợp, ví dụ HS: Tổ chức thảo luận theo nhóm, cử đại diện của nhóm HS: Các nhóm thảo luận HS: Tham gia nhận xét ý kiến của bạn Nhóm 1 : Không đồng ý với quan điểm trên . Vì : Nếu chỉ lo học tập văn hóa, tiếp thu khoa học - kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động sẽ không toàn diện. Chỉ biết chăm lo lợi ích cá ø nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thề, không có trách nhiệm với cộng đồng Nhóm 2 : Đồng ý với quan điểm trên Vì : Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia công tác chính trị - xã hội sẽ trở thành người phát triển toàn diện, có tình cảm biết yêu thương tất cả mọi người , có trách nhiệm với tập thể cộng đồng Nhóm 3 : - Học tập văn hóa - Tham gia sản xuất của cải vật chất - Tham gia xây dựng các công trình, nhà máy - Hoật động từ thiện - Hoạt động đoàn - đội - Hoật động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội - Hoật động đền ơn đáp nghĩa - Hoạt động nhân đạo - Tham gia chống tệ nạn xã hội - Câu lạc bộ người cao tuổi - Câu lạc bộ tuổi trăng tròn HS: Tham gia ý kiến cá nhân HS: Nhận xét Hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước Hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể Hoạt động nhân đạo,bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội - Tham gia sản xuất của cải vật chất - Tham gia chống chiến tranh, khủng bố - Tham gia các hoạt động của đội thiếu niên - Tham gia hoạt động đoàn - Hội cựu chiến binh - Hoạt động hội từ thiện - Hoạt động nhân đạo - Xóa đói, giảm nghèo GV: Nhận xét, giải thích GV: Tóm tắt nội dung Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị – xã hội GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý-phân tích Hoạt động chính trị-xã hội có ý nghĩa đối với cá nhân và xã hội. Trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân phát triển nhân cách, năng lực. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa người với người. Phát huy được truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh Qua các hoạt động này nó còn đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất Câu 3: HS làm gì để tham gia các hoạt động chính trị – xã hội GV: Kết luận Hs chúng ta cần có niềm tin vào con người, tin vào chế độ XHCN tốt đẹp. Có ý thức tự giác hoạt động tích cực, sáng tạo tham gia các hoạt động xã hội Chúng ta phải hiểu rằng: Việc tham gia các hoạt động trước hết bản thân được phát triển mọi mặt, được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn GV: tóm tắt Hoạt động 3: Liên hệ thực tế, rèn luyện cá nhân GV: Chia lớp để thảo luận theo 3 chủ đề sau: Chủ đề 1: Sưu tầm gương “Người tốt, việc tốt”, tham gia hoạt động chính trị, xã hội. Chủ đề 2: Xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Để thực hiện tốt các kế hoạch cần có yêu cầu gì? Chủ đề 3: Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ lí do nào? GV: Cho HS các nhóm trình bày GV: Nhận xét, khen thưởng nhóm có trả lời tốt nhất HS: Điền vào bảng những nội dung thích hợp HS: Ghi vào vở HS: Trả lời cá nhân HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời HS: Ghi vào vở HS: Các nhóm thảo luận HS: Cử đại diện trình bày 1/ Thế nào là hoạt động chính trị-xã hội Hoạt động chính trị-xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị-xã hội là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo bảo vệ môi trường sống của con người 2/ ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị-xã hội Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội 3/ HS phải làm gì để tham gia các hoạt động chính trị-xã hội HS cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quàn lí, năng lực hợp tác 4/ Luyện tập và củng cố: (6 phút) GV: Tổ chức cho HS sử dụng phiếu học tập HS: Nhận xét phiếu học tập theo 2 dãy bàn Bài tập 2 SGK trang 19 Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành 2 loại thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia các hoạt động chính trị-xã hội? Luôn luôn tham gia đúng giờ b. Luôn luôn phải nhắc nhở Bị bạn bè lôi kéo Nhờ người khác tham gia để được nghỉ đ. Làm việc để được nhận xét tốt e. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân g. Lo lắng thấy công viậc được phân công h. Tham gia vì thấy có yêu cầu i. Vận động các bạn cùng tham gia k. Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động l. Suy nghĩ cải tiến sáng tạo trong hoạt động Đáp án bài tập 2: Hoạt động thể hiện tích cực là: a, e, g, I, k, l. Hoạt động thể hiện tính tiêu cực : b, d, đ, h. Bài tập 4 SGK trang 20 Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ động cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới nhưg bạn không muốn đi vì đang xem báng đá trên vô tuyến. Em xử sự như thế nào? Vì sao Đáp án: - Em giải thích để bạn rõ 5 năm mới có một lần bầu cử. Bóng đá không xem trận này thì xem trận khác. - HS thì phaỉ tham gia các hoạt động chính trị – xã hội cụ thể cổ động, tuyên truyền cho ngày bầu cử, đó là việc làm thể hiện lòng yêu nước - Xong công việc rủ bạn cùng xem đá bóng vào lúc khác (Sau khi đã chuẩn bị tốt bài học) GV kết luận toàn bài: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội là trách nhiệm của mọi người. Các công dân nói chung và HS nói riêng tùy theo sức của mònh tích cực tham gia và góp phần xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp, giúp cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân */ Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà học các kiến thức cơ bản của nội dung bài học; làm các bài tập 1,3,5 SGK trang 20. Sưu tầm tranh ảnh, thành tích về hoạt động cá nhân, tập thể thamgia hoạt động chính trị-xã hội. - Bài mới: Đọc kĩ phần đặt vấn đề bài 8 “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác” Trả lời các câu hỏi gợi ý SGK 5/ Rút kinh nghiệm: CÂU HỎI THẢO LUẬN Hãy kể những hoạt động chính trị – xã hội mà em được biết, em đã tham gia. CÂU HỎI THẢO LUẬN Hãy kể những hoạt động chính trị – xã hội mà em được biết, em đã tham gia. CÂU HỎI THẢO LUẬN Có quan niệm cho rằng: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ. Phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội của địa phương, đất nước. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? CÂU HỎI THẢO LUẬN Có quan niệm cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần có văn hóa, tiếp thu khoa học, kĩ thuật, rèn luyện kỉ năng lao động là đủ, không cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị-xã hội. Theo em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

File đính kèm:

  • docTiet 07.doc
Giáo án liên quan