Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 7 - Bài 7: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Chính Trị Xã Hội

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu các loại hình hoạt động chính tri xã hội, sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, cách tham gia các hoạt động đó.

 2. Kĩ năng: HS biết tham gia các hoạt động chính tri xã hội, qua đó hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống .

 3. Thái độ: Hình thành ở HS niềm tin yêu cuộc sống, tin vào con người, mong muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường và xã hội.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề.

 - Thảo luận nhóm.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, máy chiếu.

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 2 phút).

 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

1. Tình bạn là gì? Hãy nêu những đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh?.

2. Làm bài tập 3, 4 SGK/17.

 III. Bài mới.

 1. Đặt vấn đề (2 phút): GV nêu sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính tri xã hội, sau đó dẫn dắt vào bài.

 2 Triển khai bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Tiết 7 - Bài 7: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Chính Trị Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 7: BÀI 7: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI Ngày soạn: 14/10/08 Ngµy d¹y:. 15/10/08 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu các loại hình hoạt động chính tri xã hội, sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, cách tham gia các hoạt động đó. 2. Kĩ năng: HS biết tham gia các hoạt động chính tri xã hội, qua đó hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống . 3. Thái độ: Hình thành ở HS niềm tin yêu cuộc sống, tin vào con người, mong muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường và xã hội. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm.... C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, máy chiếu... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Tình bạn là gì? Hãy nêu những đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh?. 2. Làm bài tập 3, 4 SGK/17. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): GV nêu sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính tri xã hội, sau đó dẫn dắt vào bài. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1:( 10 phút) HD học sinh phát hiện các loại hình hoạt động chính trị xã hội. Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề SGK. Gv: Em đồng tình với quan niệm nào? Vì sao? Gv: Hãy kể những hoạt động chính trị xã hội mà em biết? ( gv chốt lại ở bảng phụ) GV: Các em có thể tham gia vào các hoạt động nào?. Gv: Hãy kể tên những tổ chức chính trị mà em biết? ( Hội phụ nữ, t/c Đảng ,Đoàn, hội cựu chiến binh, Mặt trận TQ, liên đoàn lao động). gv: Vì sao những hoạt động đó là hoạt động chính trị xã hội? Gv: Hoạt động chính trị xã hội là gì? Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/19 * HĐ2:( 10 phút) Thảo luận nhóm giúp HS hiểu ý nghĩa, lợi íh của việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Gv: Chia lớp làm 4 nhóm. + Nhóm 1,2: làm bt 2 sgk/19. + Nhóm 3,4: làm bt 3 sgk/19. HS: thảo luận, nhận xét, bổ sung, gv chốt lại. Gv: Nêu những lợi ích của việc tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội?. * HĐ3: ( 6 phút) Kế hoạch tham gia hoạt động chính trị xã hội. Gv: Hs cần phải làm gì?. Gv: Nêu kế hoạch tham gia hoạt động của bản thân?. * HĐ4:(6 phút) Luyện tập. Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 ở SGK/20. Gv: giới thiệu tình huống, vấn đề ( sbt /19) 1. Hoạt động chính trị xã hội: Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc: - Xây dựng và bảo vệ nhà nước - Chế độ chính trị , trật tự an ninh xã hội. - những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể, quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người. 2. Ý nghĩa: - Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. - đem lại niềm vui cho mọi người, sự an ủi về tinh thần, giảm khó khăn về vật chất. - Thiết lập được quan hệ lành mạnh, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh. - Rèn luyện được kỉ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác và khả năng tổ chức quản lí của cá nhân. 3. Cách rèn luyện: - Tích cực tham gia các hoạt động do đội đoàn, nhà trường tổ chức. - Tự giác, nhiệt tình trong quá trình tham gia các hoạt động. IV. Cũng cố: ( 2 phút) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập 5, SGK. - Xem trước bài 8.

File đính kèm:

  • docGDCD Lop 8 Tiet 7.doc