Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 8 - Bài 8 : Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức.

- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác.

- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

2. Về kĩ năng.

Biết học học, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.

3. Về thái độ

Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác.

II. Phương pháp - Phương tiện

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Giảng giải, đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

- SGK, SGV lớp 8

- Tranh, ảnh về nét đẹp trong văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới.

III. Hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Hoạt động chính trị- xã hội bao gồm những hoạt động nào?

Câu 2: Hãy nêu 1 số hoạt động chính trị- xã hội mà em và các bạn đã tham gia?

Câu 3: Chữa bài tập 2 trong SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 8 - Bài 8 : Tôn Trọng Và Học Hỏi Các Dân Tộc Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Bài 8 : tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. - Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác. - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. 2. Về kĩ năng. Biết học học, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác. 3. Về thái độ Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác. II. Phương pháp - Phương tiện 1. Phương pháp: - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Giảng giải, đàm thoại. - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - SGK, SGV lớp 8 - Tranh, ảnh về nét đẹp trong văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Hoạt động chính trị- xã hội bao gồm những hoạt động nào? Câu 2: Hãy nêu 1 số hoạt động chính trị- xã hội mà em và các bạn đã tham gia? Câu 3: Chữa bài tập 2 trong SGK 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề. GV: Mời HS có giọng đọc tốt đọc nội dung phần đặt vấn đề. GV: Đàm thoại với HS. Câu 1:Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế giới ? GV: Kết luận. Bác Hồ là người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Thành công của Bác là bài học quí giá cho các nước khác đấu tranh giành độc lập. Câu 2: Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào, vào nền văn hóa thế giới? Ví dụ. GV: Nhận xét và kết luận. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới, cụ thể là kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, những giá trị văn hóa nghệ thuât. Câu 3: Lý do nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? GV: Nhận xét và bổ sung. Bài học của Trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế còn là bài học cho các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Trung Quốc và Việt Nam có những nét chung về nền văn hoá, có mối quan hệ từ lâu đời nên việc học hỏi kinh nghiệm có nhều thuận lợi. HS: Đọc và nghe HS: Làm việc độc lập. HS: Trả lời. HS: Làm việc độc lập. HS: Trả lời. HS: Làm việc độc lập. HS: Trả lời. I. Đặt vấn đề. àBác Hồ 30 năm bôn ba nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước. + Bác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. + Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ. à Những di sản văn hoá đáng tự háo của Việt Nam: Cố đô Huế. Vịnh Hạ Long Thánh địa Mỹ Sơn. Vườn quốc gia Phong Nha. Nhã nhạc cung đình Huế. Văn hoá ẩm thực 3 miền. áo dài Việt Nam. à Thành tựu của Trung Quốc đạt được nhờ: - Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm của các nước khác (của người đi học nước ngoài), cách làm này được Nhật Bản áp dụng. - Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc. - Hiện nay hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển. Hoạt động 2: Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: + Chúng ta có cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao ? + Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Hãy nêu một số ví dụ ? + Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Lấy ví dụ về 1 số trường hợp nên hoặc không nên học hỏi các dân tộc khác? HS: Chia nhóm thảo luận. HS: đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. àCần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác vì: - Mỗi dân tộc có giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có. - Những giá trị văn hoá tư tưởng của dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật. - Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hoá của dân tộc khác. àChúng ta nên học hỏi: - Thành tựu khoa học kĩ thuật. - Trình độ quản lý. - Văn học nghệ thuật. Ví dụ: Máy móc hiện đại, điện tử viễn thông, kiến trúc âm nhạc à Nên học hỏi và tiếp thu chọn lọc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dân tộc. Tránh bắt chước dập khuôn máy móc, mù quáng. Phải tự chủ. Độc lập có lòng tự tin dân tộc. * Những cái nên: - Trình độ khoa học tiên tiến. - Trình độ quản lý. * Những cái không nên - Văn hoá đồi truỵ, độc hại. - Phá hoại truyền thống dân tộc. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. GV: Qua nội dung thảo luận trên chúng ta rút ra những nội dung chính của bài học. Câu 1: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Câu 2: ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Câu 3: Chúng ta cần phải làm gì trong việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng ở phần nội dung bài học. GV: Gọi 1 HS nhẵc lại phần nội dung bài học trong SGK. HS: Thảo luận theo bàn và đưa ra câu trả lời. HS: Nhắc lại. II. Nội dung bài học. 1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là: + Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hoá. + Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp. 2. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ: + Tạo điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước. + Góp phần vào sự tiến bộ văn minh của văn hoá nhân loại. 3. Để tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác cần: + Tích cực học tập và tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. + Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. Hoạt động 4: Luyện tập. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trong SGK. GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng. Đồng ý với Hoà. Vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có bản sắc riêng, những nét đẹp văn hoá mà các dân tộc khác không có được phải tiếp thu và học hỏi. Việt Nam chúng ta cũng là một nước đang phát triển nhưng chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá được các dân tộc trên thế giới công nhận và học hỏi. HS: Làm việc độc lập và đưa ra ý kiến cá nhân của minh. III. Bài tập. Hoạt động 5: Dặn dò. Nội dung kiểm tra 1 tiết Học và nắm phần nội dung bài học của bài: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh, Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

File đính kèm:

  • docTiet 8- Tontrongvahochoicacdtkhac.doc