Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 6 - Bài 6 : Xây Dựng Tình Bạn Trong Sáng, Lành Mạnh

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức.

- Hiểu thế nào là tình bạn?

- Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

- Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh.

2. Về kĩ năng.

Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng.

3. Về thái độ

- Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

- Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

II. Phương pháp - Phương tiện

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Giảng giải, đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

- SGK, SGV lớp 8

- Truyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.

III. Hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Phân biệt giữa kỉ luật và pháp luật? Nêu mối quan hệ giữa kỉ luật và pháp luật.

Câu 2: Nêu 3 hành vi biểu hiện tính kỉ luật và 3 hành vi làm đúng pháp luật của HS?

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 6 - Bài 6 : Xây Dựng Tình Bạn Trong Sáng, Lành Mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Bài 6 : xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. - Hiểu thế nào là tình bạn? - Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh. 2. Về kĩ năng. Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng. 3. Về thái độ - Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. - Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. II. Phương pháp - Phương tiện 1. Phương pháp: - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Giảng giải, đàm thoại. - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - SGK, SGV lớp 8 - Truyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Phân biệt giữa kỉ luật và pháp luật? Nêu mối quan hệ giữa kỉ luật và pháp luật. Câu 2: Nêu 3 hành vi biểu hiện tính kỉ luật và 3 hành vi làm đúng pháp luật của HS? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Tổ chức cho HS tham gia diễn đàn “ Những người bạn quanh tôi “ GV: Khuyến khích HS tham gia đóng góp ý kiến của mình. Nhận xét và ghi nhanh những khái niệm mà HS đưa ra lên bảng. GV: Tổng hợp ý kiến của HS và đưa ra khái niệm chung nhất về tình bạn. HS: Mỗi em chuẩn bị ít nhất là 1 câu chuyện kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ với người bạn (nhóm bạn) của mình. Từ câu chuyện của mình em hãy cho biết tình bạn là gì? I. Nội dung bài học 1. Khái niệm: - Là tình cảm gắn bó giữa 2 hoặc nhiều người. Trên cơ sở: + Hợp nhau về tính tình, sở thích. + Chung xu hướng hoạt động, cùng lí tưởng sống. GV: Cho HS thảo luận câu chuyện trong phần đặt vấn đề . Từ đó HS có thể tự rút ra kết luận thế nào là 1 tình bạn trong sáng. “Tình bạn giữa Mác và Ang- ghen “ GV: Hướng dẫn HS liên hệ trong cuộc sống những tấm gương về tình bạn. Tình bạn giữa Lưu Bình và Dương Lễ GV: Cho HS làm bài tập 1 trong SGK để tìm hiểu những biểu hiện của tình bạn đích thực. GV: Hướng dẫn HS thảo luận: a) Có rất nhiều tình bạn đẹp trong cuộc sống. b) Không phải bất cứ trường hợp nào cũng bao che, bảo vệ nhau. Khi bạn làm sai thì phải biết khuyên nhủ bạn, cùng bạn đấu tranh với những cái xấu. c) Đúng. d) Vui chơi có trừng mực, đối với lứa tuổi học sinh việc quan trọng nhất vẫn là việc học. e) Có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa những người khác giới. đ) Đúng. g) Đúng. GV: Đưa tình huống: An và Bảo tranh luận về tình bạn. An nói: “ Tình bạn trong sáng, lành mạnh, giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, sống vui hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn”. Bảo cho rằng: “ Cũng có tình bạn làm cho người ta trở nên xấu xa, thấp hèn. “ Em tán thành với ý kiến nào? Hãy tìm dẫn chứng minh hoạ cho ý kiến trên.” GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng Tình bạn trong sáng, lành mạnh sẽ giúp cho con người hoàn thiện bản thân mình để sống tốt hơn. Tình bạn làm cho con người trở nên xấu xa thì đó không phải là tình bạn trong sáng. Ví dụ: bỏ qua, bao che khuyết điểm cho nhau, rủ nhau làm những việc sai trái vi phạm nội quy trường, lớp HS: Thảo luận và cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp HS: Nêu 1 số tấm gương về tình bạn trong sáng lành mạnh trong cuộc sống. HS: Chia nhóm thảo luận, mỗi nhóm thảo luận 2 tình huống. HS: Thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. 2. Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? “Tình bạn giữa Mác và Ang-ghen “ + Cùng chung trí hướng. + Đồng cảm sâu sẵc. + Chân thành, tin cậy và sống có trách nhiệm với nhau. + Tình bạn trong sáng, lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới. 3. ý nghĩa + Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn. + Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ cả 2 phía. Hoạt động 2: Luyện tập và củng cố GV: Đưa bài tập. Giải thích ngắn gọn các câu sau: 1. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 2. Bàn bè là nghĩa tương tri, Sao cho sau trước một bề mới nên 3. Trong hoạn nạn mới biết ai là bạn tốt. 4. Thêm bạn bớt thù GV: Nhận xét và chốt lại ý đúng GV: Cho HS làm bài tập 2 trong sách giáo khoa. Bài tập 2: a) Chỉ ra việc làm sai trái của bạn; khuyên bạn không nên tiếp tục làm như vậy nữa; cùng bạn sửa chữa và hứa sẽ không tái phạm. b) Khuyên bạn không nên nghe theo nêu ra cho bạn thấy tác hại của ma tuý. Nếu bạn không nghe sẽ báo với người lớn. c) Hỏi thăm, chia sẻ những khó khăn với bạn. d) Cùng chung vui với bạn. HS: Độc lập suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. HS: Độc lập làm bài và đưa ra ý kiến của mình II. Bài tập àPhải biết chọn bạn mà chơi học theo cái tốt chứ không đua đòi học theo điều xấu. àKhuyên chúng ta trong tình bạn phải đối xử với nhau có tình có nghĩa trước sau như một. à Người không bỏ ta, giúp đỡ ta bên ta lúc hoạn nạn mới là người bạn tốt luôn bên ta trong mọi hoàn cảnh đặc biệt là khi gặp khó khăn. àKhuyên chúng ta hãy kết bạn, có thái độ thiện chí, thân mật với tất cả mọi người đừng gây thù hằn với ai. Hoạt động 3: dặn dò Học và nắm vững phần nội dung bài học Hoàn thành phần bài tập trong sách giáo khoa. Mỗi HS sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động chính trị – xã hội: Hoạt động của hội chữ thập đỏ, phong trào đền ơn đáp nghĩa, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, chống chiến tranh, bạo lực, giữ gìn hoà bình, hiến máu nhân đạo, phong trào trồng cây xanh, các hội thảo khoa học, công tác đội.

File đính kèm:

  • docTiet 6- Xay dung TB trong sang,lanh manh.doc
Giáo án liên quan