Giáo án Giáo dục công dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 5 - bài 5 : pháp luật và kỉ luật

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức.

HS hiểu bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật.

2. Về kĩ năng.

HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội.

3. Về thái độ

HS có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật.

II. Phương pháp - Phương tiện

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Giảng giải, đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

- SGK, SGV lớp 8

- Truyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.

III. Hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1: Thế nào là giữ chữ tín?

Câu 2: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm gì?

Câu 3: Chữa bài tập 1 trong SGK.

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 5 - bài 5 : pháp luật và kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Bài 5 : pháp luật và kỉ luật. I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. HS hiểu bản chất của pháp luật và kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật. 2. Về kĩ năng. HS biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, có kĩ năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập, trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội. 3. Về thái độ HS có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân thủ pháp luật. II. Phương pháp - Phương tiện 1. Phương pháp: - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Giảng giải, đàm thoại. - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - SGK, SGV lớp 8 - Truyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn. III. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Thế nào là giữ chữ tín? Câu 2: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm gì? Câu 3: Chữa bài tập 1 trong SGK. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề GV: Gọi 1 HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề qua các câu hỏi: 1) Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? 2) Hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật ấy? ? Và chúng đã bị trừng phạt như thế nào? 3) Để chống lại tội phạm các chiến sĩ công an phải có phẩm chất gì? 4) Chúng ta rút ra bài học gì từ vụ án trên? HS: đọc. HS: độc lập suy nghĩ và đưa ra ý kiến cá nhân. I. Đặt vấn đề. à Hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn: - Tổ chức đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia. - Lợi dụng phương tiện cán bộ công an. - Mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước. à Hậu quả: - Tốn tiền của, gia đình tan nát, huỷ hoại nhân cách con người. - Cán bộ thoái hoá biến chất. Cán bộ ngành công an cũng vi phạm pháp luật. à 22 bị cáo với nhiều tội danh và hình phạt thích đáng. à Phẩm chất của các chiến sĩ công an: - Dũng cảm mưu trí. - Vượt qua khó khăn, trở ngại. - Vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật. à Bài học. - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tránh xa tệ nạn ma tuý. - Giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Có nếp sống lành mạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Cho HS thảo luận phân biệt pháp luật, kỉ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. HS: Chia nhóm thảo luận. Cử đại diện trình bày trên bảng phụ. II. Nội dung bài học Pháp luật Kỉ luật Phân biệt - Là qui tắc xử lý chung - Có tính bắt buộc - Nhà nước ban hành pháp luật. - Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. VD: Luật dân sự, luật giao thông, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, luật bản quyền, luật hình sự - Quy định quy ước - Mọi người phải tuân theo - Tập thể cộng đồng đề ra - Đảm bảo mọi người hành động thống nhất, chặt chẽ. VD: Bản nội quy nhà trường, bản nội quy cơ quan, đi nhẹ nói khẽ trong bệnh viện, không sờ vào hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng, không quay cóp trong giờ kiểm tra, cấm hút thuốc trong cơ quan. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật: Kỉ luật phải tuân theo pháp luật, không được trái pháp luật. GV: Đưa bài tập phân biệt giữa pháp luật và kỉ luật. Hãy sắp xếp các hành vi sau theo đúng cột pháp luật hay kỉ luật? Luật dân sự, bản nội quy nhà trường, luật giao thông, luật hôn nhân và gia đình, đi nhẹ nói khẽ trong bệnh viện, bản nội quy cơ quan, luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, không sờ vào hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng, luật bản quyền, luật hình sự, không quay cóp trong giờ kiểm tra, cấm hút thuốc trong cơ quan. GV: gọi HS đọc phần nội dung bài học trong SGK. HS: Độc lập suy nghĩ và phân biệt các hành vi theo bảng trên. HS: đọc Hoạt động 3: Liên hệ thực tế để tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng kỉ luật, pháp luật và vi phạm kỉ luật, pháp luật. GV: Chia nhóm thảo luận hoặc tự viết tình huống phân vai diễn 1 hành vi thể hiện sự tôn trọng hoặc vi phạm kỉ luật , pháp luật. HS: Thảo luận hoặc nêu tình huống có vấn đề để đội khác đưa ra phương án trả lời. * 1 số hành vi thể hiện sự tôn trọng kỉ luật và pháp luật: - Đi học đúng giờ. - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Chấp hành mọi quy định của pháp luật. * 1 số hành vi vi phạm kỉ luật và pháp luật: - Quay cóp bài trong giờ kiểm tra. - Vi phạm luật giao thông đường bộ Hoạt động 4: Luyện tập và củng cố GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK. Bài tập 1: Quan niệm đó là sai vì kỉ luật chỉ là những quy định của một tập thể nhất định ví dụ khi chúng ta ở trong trường là HS phải tuân thủ theo nội quy của trường lớp. Còn khi ra ngoài chúng ta phải tuân theo pháp luật theo những quy định chung của của xã hội. Vì vậy 1 người có ý thức kỉ luật trong 1 tập thể nào đó cũng không thể khẳng định là người đó không vi phạm pháp luật. Bài tập 2: Bản nội quy của nhà trường, những quy định của 1 cơ quan có thể coi không thể coi là pháp luật vì nó không phải của nhà nước ban hành. Bài tập 3: Đồng tình với quan niệm của chi đội trưởng vì trong Đội cũng có những quy định, kỉ luật riêng. Nếu là đội viên thì ai cũng phải làm theo không thể coi đó là mất tự do. HS: Độc lập suy nghĩ và làm bài. III. Bài tập. Hoạt động 5: Dặn dò Hoàn thành bài tập trong SGK Học và nắm vững phần nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTiet 5- phapluat vakiluat.doc
Giáo án liên quan