Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 24 - Bài 17: Nghĩa Vụ Tôn Trọng, Bảo Vệ Tài Sản Nhà Nước Và Lợi Ích Công Cộng

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức.

- Hiểu được thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

2. Về kĩ năng.

Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

3. Về thái độ

- Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Phê phán những hành vi, việc làm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

II. Phương pháp - Phương tiện

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Giảng giải, đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

- SGK, SGV lớp 8

- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ.

* Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân?

* Công dân có nghĩa vụ như thế nào với quyền sở hữu tài sản của người khác?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 24 - Bài 17: Nghĩa Vụ Tôn Trọng, Bảo Vệ Tài Sản Nhà Nước Và Lợi Ích Công Cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 24 Bài 17: nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. - Hiểu được thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. - Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 2. Về kĩ năng. Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 3. Về thái độ - Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Phê phán những hành vi, việc làm gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. II. Phương pháp - Phương tiện 1. Phương pháp: - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Giảng giải, đàm thoại. - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - SGK, SGV lớp 8 - Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. * Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? * Công dân có nghĩa vụ như thế nào với quyền sở hữu tài sản của người khác? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. GV: Nhắc lại quyền sở hữu tài sản của công dân, những tài sản thuộc sở hữu của công dân trong bài 16. Đặt câu hỏi: Các tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân thì thuộc về ai? Ví dụ: nhà xưởng, tư liệu sản xuất của hợp tác xã, tài nguyên trong lòng đất, mỏ dầu à Thuộc quyền sở hữu của tập thể, nhà nước. GV: đề nghị HS nêu lên một số ví dụ về tài sản nhà nước. GV: Đọc điều 17 của HP 1992. GV: Hướng dẫn HS thảo luận nêu được tầm quan trọng của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. GV: Chốt lại điểm 1 trong mục nội dung bài học. HS: Làm việc cá nhân. HS: Đưa ra một số ví dụ cm về tầm quan trọng của tài sản nhà nước. I. Nội dung bài học. 1. Khái niệm. * Tài sản nhà nước gồm: - Đất đai, rừng núi. - Sông hồ, nguồn nước, tài nguyền: biển, thềm lục địa, vùng trời. - Vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng. * Tài sản nhà nước thuộc quyền sở hữu của toàn dân. * Lợi ích công cộng: lợi ích chung dành cho mọi người. * Tài sản nhà nước là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước. GV: Hướng dẫn HS thảo luận tình huống trong phần đặt vấn đề. GV: Chốt lại ý đúng và định hướng. Trách nhiệm của HS tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước cần được thể hiện ngay trong các sinh hoạt hằng ngày, tữ những việc làm rất nhỏ như không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm trong sử dụng điện nước; xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường..đấu tranh với các hành vi xâm phạm làm thiệt hại đến tài sản nhà nước. Ví dụ như hành vi đốt rừng làm rẫy trong mục đặt vấn đề. GV: Yêu cầu HS tìm thêm một số ví dụ về hành vi xâm phạm hoặc làm thiệt hại đến tài sản nhà nước. GV: Nhấn mạnh “ Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng”, đây là nghĩa vụ pháp lí của công dân được quy định tại điều 78 Hiến pháp năm 1992 mà mọi người đều phải tự giác tuân theo và chấp hành. GV: Chốt lại điểm 2 trong phần nội dung bài học. HS: Thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý. HS: Làm việc cá nhân. 2. Nghĩa vụ của công dân. - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Không được xâm phạm. - Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả không tham ô lãng phí. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương thức quản lí của nhà nước đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân. GV: yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau: + Nhà nước quản lí tài sản nhà nước và lợi ích công cộng theo phương thức nào? Tự mình quản lí? Giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí? Mọi công dân đều có quyền khai thác sử dụng? + Các tài sản của nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân quản lí, sử dụng thì Nhà nước quản lí bằng cách nào? + Các công trình phúc lợi công cộng được quản lí như thế nào? GV: Nhấn mạnh. - Trách nhiệm của những người giao quản lí, khai thác, sử dụng tài sản là giữ gìn, bảo quản cẩn thận tài sản được giao. Sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, khai thác có hiệu quả những lợi ích từ tài sản phục vụ xã hội, không tham ô, lãng phí. - Trách nhiệm của mọi công dân: Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với tài sản nhà nước, ý thức tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ môi trường xung quanh, đấu tranh chống những biểu hiện tham ô, lãng phí. HS: Thảo luận theo nhóm. 3. Nhà nước quản lí tài sản như thế nào? - Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật và quản lí về sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân. - Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng. Hoạt động 4: Luyện tập và củng cố GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3, 4 sgk Bài tập 2: Bài tập 3: Bài tập 4: HS: làm việc cá nhân. HS: Thảo luận nhóm. II. Luyện tập 1. Bài 2: +Điểm đúng của ông Tám: Giữ gìn cẩn thận thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao. + Điểm chưa đúng: Sử dụng tài sản được nhà nước giao quản lí vào công việc bất hợp pháp (in thu nhỏ tài liệu cho thí sinh để dễ mang vào phòng thi), vì mục đích kiếm lời cho cá nhân. 2. Bài 3 Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng của HS thể hiện qua các việc sau: - Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp học như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt - Họp bàn biện pháp bảo vệ tài sản của trường, lớp. - Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng. - Đấu tranh chống những hành vi xâm phạm tài sản nhà nước. - Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường. 3. Bài 4 Xem mục 3 nội dung bài học. Hoạt động 5: Dặn dò. Học và nắm vững nội dung bài học. Hoàn thành bài tập sgk và bài tập tình huống. Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTiet 24- Nghia vu ton trong, bao ve tai san nha n-uoc va loi ich cong cong.doc