Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 23 - Bài 16: Quyền Sở Hữu Tài Sản Và Nghĩa Vụ Tôn Trọng Tài Sản Của Người Khác

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức.

- Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân.

- Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác.

2. Về kĩ năng.

- Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.

- Biết thực hiện những quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

3. Về thái độ

- Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác.

- Phê phán mọi hành vi xâm hại đến tài sản của công dân.

II. Phương pháp - Phương tiện

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

- Giảng giải, đàm thoại.

- Thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

- SGK, SGV lớp 8

- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự.

III. Hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ.

* Nêu những quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại?

* HS phải làm gì để phòng, chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 23 - Bài 16: Quyền Sở Hữu Tài Sản Và Nghĩa Vụ Tôn Trọng Tài Sản Của Người Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Bài 16: quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. - Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân. - Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác. 2. Về kĩ năng. - Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. - Biết thực hiện những quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. 3. Về thái độ - Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác. - Phê phán mọi hành vi xâm hại đến tài sản của công dân. II. Phương pháp - Phương tiện 1. Phương pháp: - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. - Giảng giải, đàm thoại. - Thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: - SGK, SGV lớp 8 - Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. * Nêu những quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại? * HS phải làm gì để phòng, chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm (1) Những người sau đây có quyền gì? Em hãy chọn các mục tương ứng? 1. Người chủ chiếc xe. a) Giữ gìn bảo quản xe. 2. Người được giao, giữ xe. b) Sử dụng xe để đi. 3. Người mượn xe. c) Bán, tặng, cho người khác (2) Bình cổ mà ông An tìm được có thuộc về ông An hay không? Vì sao? Ông An có quyền bán bình cổ hay không? Vì sao? GV: Giải thích. - Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản. - Định đoạt là quyết định số phận tài sản. - Sử dụng là dùng đúng mục đích. GV: Nhận xét, đánh giá. HS: Thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. I. Đặt vấn đề. * Người chủ xe: có quyền giữ gìn, sử dụng, bán, tặng chiếc xe. * Người được giao, giữ xe: có quyền giữ gìn bảo quản xe. * Người mượn xe: có quyền giữ gìn, sử dụng chiếc xe. * Bình cổ không thuộc quyền sở hữu của ông An vì bình cổ thuộc về nhà nước. Chủ sở hữu bình cổ mới có quyền bán bình cổ (Cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng) Hoạt động 2: Xác định những tài sản thuộc quyền công dân. GV: Gợi ý để HS liên hệ thực tế. - Gia đình em có những loại tài sản gì? - Bố em có sở hữu lương không? - Nhà ở của gia đình là do nhà nước cấp. Gia đình em có quyền sử dụng ngôi nhà đó không? - Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không? Tiền này là gì? - Bác Hùng xin góp tiền vốn để nuôi tôm. Bác có quyền gì? - Chú An mua máy xay xát để sản xuất. Quyền tài sản của chú An là gì? HS: Làm việc cá nhân. HS: Điền câu trả lời vào bảng và gọi tên các loại tài sản. Quyền sở hữu tài sản gì? Ví dụ tài sản. Tư liệu sinh hoạt Tủ lạnh, quạt, ti vi Thu nhập hợp pháp Lương phụ cấp đi làm của bố mẹ. Góp vốn kinh doanh Nuôi tôm, cửa hàng Tư liệu sản xuất Máy xay xát Của để dành Tiền tiết kiệm, vàng. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học theo các câu hỏi sau: + Quyền sở hữu là gì? + Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong 3 quyền thì quyền nào là quan trọng nhất? Vì sao? + Công dân có các quyền sở hữu những tài sản nào? + Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân theo qui định của pháp luật? Ví dụ? + Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác. Nó thể hiện phẩm chất đạo đức nào? + Nguyên tắc thể hiện quyền sở hữu? Ví dụ? HS: Thảo luận theo bàn. HS: Đưa ra ý kiến cá nhân. II. Nội dung bài học (1) Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. (2) Quyền sở hữu tài sản gồm: - Quyền chiếm hữu. - Quyền sử dụng - Quyền định đoạt. (3) Công dân có quyền sở hữu tài sản: - Thu nhập hợp pháp. - Để dành của cải. - Sở hữu nhà ở. - Sở hữu tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản trong các doanh nghiệp. (4) Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. - Nhặt được của rơi trả lại. - Khi vay nợ, phải trả đầy đủ, đúng hẹn. - Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nếu hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng với giá trị của tài sản. Hoạt động 4: Nhà nước áp dụng cho quyền bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. GV: Đặt câu hỏi: (1) Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng kí quyền sở hữu? Vì sao phải đăng kí? (2) Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không? Vì sao? (3) Nêu một số biện pháp của nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân? HS: Làm việc cá nhân - Pháp luật quy định những tài sản có giá trị như: Nhà ở, đất đai, ô tô, xe máyphải đăn kí quyền sở hữu. Vì có đăng kí quyền sở hữu thí nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm. - Đăng kí quyền sở hữu là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản. Vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân có cơ sở pháp lí để tự bảo vệ tài sản. - Biện pháp của nhà nước: + Qui định quyền và nghĩa vụ. + Cách thức bảo vệ tài sản. + Qui định đăng kí quyền sở phải đăng kí. + Qui định hình thức, biện pháp xử lí +Qui định trách nhiệm công dân. + Tuyên truyền giáo dục công dân có ý thức bảo vệ tài sản và có ý thức tôn trọng quyền sở hữu tài sản người khác. Hoạt động 5: Luyện tập và củng cố. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 (sgk) HS: Làm việc theo nhóm. III. Bài tập. Bài tập 1: Em sẽ làm động tác để người có tài sản biết mình bị mất cắp và sau đó giải thích, khuyên bạn. Vì người có tài sản phải lao động vất vả để có tiền, không nên vi phạm tài sản của họ, không thật thà..còn là hành vi vi phạm pháp luật. Bài 5: + Cha chung không ai khóc. + Của mình thì giữ bo bo Của người thì để cho bò nó ăn. Hoạt động 6: Dặn dò. Hoàn thành bài tập trong sgk và sách tình huống. Học và nắm vững nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTiet 23- Quyen so huu tai san....doc