I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- HS hiểu được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần tôn trọng lẽ phải.
2. Về kĩ năng
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân, để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3. Về thái độ
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
II. Chuẩn bị của thầy, trò.
1. Chuẩn bị của thầy.
*Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
* Phương tiện:
- SGK, SGV GDCD lớp 8
- Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
- Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách vở và một số đồ dùng học tập khác.
III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS đầu năm học.
- Nêu 1 số yêu cầu đối với bộ môn GDCD. Giới thiệu về chương trình GDCD 8.
2. Tiến trình tiết dạy
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Phạm Thùy Dương - Tiết 1 - Bài 1: Tôn Trọng Lẽ Phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- HS hiểu được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần tôn trọng lẽ phải.
2. Về kĩ năng
HS có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân, để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
3. Về thái độ
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
II. Chuẩn bị của thầy, trò.
1. Chuẩn bị của thầy.
*Phương pháp:
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giảng giải, đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
* Phương tiện:
- SGK, SGV GDCD lớp 8
- Chuyện đọc, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
- Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách vở và một số đồ dùng học tập khác.
III. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS đầu năm học.
- Nêu 1 số yêu cầu đối với bộ môn GDCD. Giới thiệu về chương trình GDCD 8.
2. Tiến trình tiết dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Đưa tình huống lên máy chiếu:
Trong giờ văn, Hoàng vô tình ném phấn trúng người cô giáo. Cô hơi giận và muốn biết ai gây ra chuyện đó. Cả lớp im lặng. Cô vừa giận lại vừa buồn.
Nếu là 1 học sinh trong lớp của Hoàng, em sẽ làm gì?
GV: Gọi 1 HS đọc phần tình huống
GV: Nhận xét ý kiến của HS và chốt lại ý đúng.
Nếu là HS trong lớp em nên nhắc nhở bạn nhận lỗi nếu bạn không nhận lỗi thì sẽ thưa cô. Việc làm đó thể hiện chúng ta đã đứng về cái đúng đứng về lẽ phải. Vậy lẽ phải là gì? và thế nào là tôn trọng lẽ phải? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài “ Tôn trọng lẽ phải “
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm thảo luận 1 trường hợp trong phần đặt vấn đề.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm. Chốt lại ý chính và cho HS ghi bài.
+ TH 1: Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là 1 con người dũng cảm, trung thực dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
+ TH 2: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm em cho là đúng, hợp lý.
+ TH 3: Trong giờ KT nếu thấy bạn mình quay cóp thì em cần thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy.
*** Để có cách xử sự phù hợp trong những trường hợp trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách xử sự phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
Hoạt động 3: Những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
GV: Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn ?“
Luật chơi: Lập 2 đội chơi (Mỗi đội khoảng 5 HS ): Đội vàng và đội trắng. Nếu đội vàng ghi 1 biểu hiện của tôn trọng lẽ phải lên bảng bằng phấn vàng thì đội trắng phải ghi được 1 biểu hiện không tôn trọnglẽ phải lên bảng bằng phấn trắng. Hoặc ngược lại. Đội nào có nhiều đáp án đúng đội đó thắng. Đội thua phải hát một bài trước lớp.
Thời gian chơi: 5- 7 phút.
GV: Nhận xét. Chốt lại ý đúng và cho HS ghi bài
*** Trong cs của chúng ta có nhiều tấm gương thể hiện sự tôn trọng lẽ phải. Tôn trọng lẽ phải được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: qua thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động của con người. Tôn trọng lẽ phải là phẩm chất cần thiết của mọi người, góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn. Mỗi HS cần phải biết học tập gương của những người biết tôn trọnglẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Từ việc tìm hiểu những hành vi trên. Em hãy cho biết thế nào là tôn trọng lẽ phải?
***Khái niệm
- Công nhận, ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
- Điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực.
- Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
GV: Theo em, trong cuộc sống hàng ngày việc tôn trọng lẽ phải có cần thiết không? Vì sao?
*** ý nghĩa
Tôn trọnglẽ phải giúp mọi người:
- Có cách xử sự phù hợp.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm BT1, 2, 3 trong SGK
BT 1: a 3 là đáp án đúng
BT 2: Đáp án c
BT 3: Đáp án a, b, d, g
BT bổ trợ:
1) Đưa ra tình huống: Trong cuộc sống có một vài trường hợp những người đấu tranh để bảo vệ lẽ phải bị thù hằn, trù dậpTheo em, cần phải làm gì để bảo vệ những người dám đấu tranh cho lẽ phải?
*** Những người dám đấu tranh cho lẽ phải là những người dũng cảm, trung thực dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái.
2) Đọc nhanh 1 câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải.
*** Ăn ngay nói thẳng.
Nói thật không sợ mất lòng.
Ngậm miệng ăn tiền.
Hoạt động 6: Dặn dò
- Học thuộc lòng phần nội dung bài học
- Hoàn thành BT trong SGK
- Chuẩn bị bài “ Liêm khiết “
HS: Theo dõi tính huống trên máy chiếu
HS: đọc.
HS: Độc lập suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.
(1) Em sẽ im lặng.
(2) Em sẽ chứng tỏ mình là người dũng cảm, đứng lên nhận lỗi cho bạn để cô giáo không giận nữa.
(3) Sẽ nhắc nhở Hoàng hãy đứng lên nhận lỗi nếu bạn không nhận lỗi thì sẽ thưa với cô giáo.
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân của mình
HS: Thảo luận
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến và nhận xét
HS: Tham gia chơi
HS: Suy nghĩ và trả lời ý kiến cá nhân của mình.
Bài 1: Tôn trọng lẽ phải.
I. Đặt vấn đề
1. Nhận xét tình huống
2. Biểu hiện
-Tôn trọng lẽ phải
-Không tôn trọng lẽ phải
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
2. ý nghĩa
III. Bài tập
File đính kèm:
- Tiet 1- Tontronglephai.doc