I / MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/Về kiến thức :
- HS hiểu các loại hình hoạt động chính trị – xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động chính trị – XH vì lợi ích ý nghĩa của nó
2/ Về kỹ năng :
- HS có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị – XH, qua đó hình thành kỹ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng .
3/ Về thái độ :
- Hình thành ở HS niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường và XH.
II / NỘI DUNG
1/ HS hiểu thế nào là hoạt động chính trị –XH?
- Hoạt động chính trị –XH bao gồm các hoạt động : xây dựng và bảo vệ đất nước ; hoạt động trong các tổ chức chính trị , đoàn thể; hoạt động nhân đạo , bảo vệ môi trường tự nhiên XH – HS cần nếu được VD cụ thể .
2/ HS hiểu ý nghĩa của những hoạt động chính trị – XH và tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chính trị – XH.
III / PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Hướng dẫn HS tìm hiểu gương người tốt, việc tốt của địa phương của đất nước để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các hoạt động chính trị – XH.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 7 – Bài 7: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Chính Trị – Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7 – Bài 7
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/Về kiến thức :
HS hiểu các loại hình hoạt động chính trị – xã hội, sự cần thiết tham gia các hoạt động chính trị – XH vì lợi ích ý nghĩa của nó
2/ Về kỹ năng :
HS có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị – XH, qua đó hình thành kỹ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng .
3/ Về thái độ :
Hình thành ở HS niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường và XH.
II / NỘI DUNG
1/ HS hiểu thế nào là hoạt động chính trị –XH?
- Hoạt động chính trị –XH bao gồm các hoạt động : xây dựng và bảo vệ đất nước ; hoạt động trong các tổ chức chính trị , đoàn thể; hoạt động nhân đạo , bảo vệ môi trường tự nhiên XH – HS cần nếu được VD cụ thể .
2/ HS hiểu ý nghĩa của những hoạt động chính trị – XH và tích cực, tự giác tham gia các hoạt động chính trị – XH.
III / PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Hướng dẫn HS tìm hiểu gương người tốt, việc tốt của địa phương của đất nước để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các hoạt động chính trị – XH.
IV / TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
SGK, SGV GDCD 8.
Giấy bút để HS thảo luận
Sưu tầm những tấm gương tích cực tham gia các hoạt động chính trị – XH
V / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ Kiểm bài cũ
? Hãy nêu đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh
? Đọc 1 câu ca dao, tục ngữ hoặc kể 1 câu chuyện về 1 tình bạn trong sáng lành mạnh.
? Nêu ý nghĩa của tình bạn trong sáng , lành mạnh
2/ Giới thiệu bài mới
3/ Dạy bài mới .4
Phương pháp
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung mục Đặt vấn đề
HS đọc mục Đặt vấn đề SGK.
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi :
Nhóm 1 : Em ko đồng ý với quan niệm nào ? tại sao ?
Nhóm 2 : Em đồng ý với quan niệm nào ? tại sao ?
Nhóm 3 : Em hãy kể những hoạt động chính trị – XH mà em được biết , em đã tham gia ?
GV: yêu cầu đại diện nhóm trình bày ->HS nhận xét ý kiến của bạn
-> GV đưa ra VD về cá nhân ko quan tâm đến hoạt động chính trị – XH và ngược lại
-> GV chuyển ý
HĐ2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận
->Mỗi nhóm: Điền vào ô trống những nội dung thích hợp VD.
( - GV kẻ bảng phụ lên giấy khổ to)
Câu hỏi : Hãy điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp, VD
Hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước .
Hoạt động trong các tổ chức chính trị – đoàn thể
Hoạt động nhân đạo bảo vệ môi trường tự nhiên, XH
- Tham gia SX của cải vật chất .
- Tham gia chống chiến tranh, khủng bố
- Xây dựng tình đoàn kết gjữa các cộng đồng dân tộc
- Tham gia các hoạt động của đội thiếu niên .
-Tham gia hoạt động đoàn
- Hội cựu chiến binh
- Hoạt động hội từ thiện
- Hoạt động nhân đạo
- Xóa đối giảm nghèo
- GV nhận xét và giúp HS nhận ra thế nào là hoạt động CT – XH
* Thảo luận nhóm giúp HS tìm hiểu ý nghĩa , lợi ích của việc tích cực tham gia vào các hoạt động CT – XH
? HS thảo luận BT 3 SGK
Giúp HS xác định được động cơ của việc tham gia các hoạt động CT – XH
? Tích cực tham gia các hoạt động trên thì có lợi ích gì với bản thân , người khác đối với việc xây dựng quan hệ XH , củng cố chế độ chính trị , XD bảo vệ môi trường , phát triển KT, VHvv
HS thảo luận nhóm cử đại diện trình bày.
GV nhận xét chốt lại :
(Hoạt động chính trị –XH có ý nghĩa đối với bản thân và xã hội : tạo điều kiện để cá nhân phát triển nhân cách , năng lực, thiết lập mqh giữa người với người , phát huy truyền thống tốt đẹp của dt, góp phần XD XH công bằng dân chủ, văn minh.
-> Đem lại niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất.
Thảo luận nhóm , giúp hs biết vạch kế hoạch và tự giác , chủ động thực hiện các hoạt động CT –XH
Thảo luận cả lớp câu hỏi:
? HS làm gì để có kế hoạch tự giác chủ động thực hiện các hoạt động CT –XH
( Cần : XD kế hoạch đảm bảo cân đối các nội dung học tập , việc nhà, hoạt động của Đội Đoàn, Trường để ko bỏ sót.
Nhắc nhở lẫn nhau
Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần
Biết đấu tranh với bản thân chống lại tư tưởng ngại khó , tính ích kỉ, thiếu kỉ luật , khắc phục tính thích thì làm gặp khó thì chán nản)
=> Trách nhiệm của HS: Mục 3 nd bài học SGK
-> GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học .
HĐ 3 : Tổ chức cho hs luyện tập SGK
BT 1: HS về nhà làm dựa trên 3 lĩnh vực hoạt động đã thảo luận ở trên .
BT 2 : HS ghi đáp án của mình ra phiếu bài tập.
GV gọi 1 dãy bàn trả lời , HS nhận xét GV bổ xung cho điểm.
BT 1,4,5 HS về nhà làm ra vở bài tập tiết sau sẻ kiểm tra trong giờ trả bài .
Nội dung
I /Đặt vấn đề:
* Thảo luận
- Nhóm 1 : Không đồng ý với ý kiến 1
Vì chỉ học văn hóa , tiếp thu khoa học rèn luyện kỹ năng lđ ko tham gia hoạt động chính trị –XH sẽ phát triển toàn diện chỉ biết chăm lo cho lợi ích cá nhân ko quan tâm đến lợi ích tập thể , ko có trách nhiệm với cộng đồng
- Nhóm 2 : Đồng ý với ý kiến 2 .
- Vì học tập và tham gia công tác CT- XH làm cho con người phát triển toàn diện , biết yêu thương mọi người , có trách nhiệm với tập thể , cộng đồng
- Nhóm 3:
Các hoạt động chính trị – XH:
+ Hoạt động dđoàn thể
+ Hoạt động từ thiện
+ Tham gia chống tệ nạn xã hội
+ Câu lạc bộ tuổi trăng tròn
II / Nội dung bài học
1/ Thế nào là hoạt động Ctrị - XH
(Mục 1 nội dung bài học SGK/18)
2/ Ý nghĩa của việc tham gia hoạt động CT –XH.
- Là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ , rèn luyện phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
3/Trách nhiệm của HS:
- HS cần tham gia các hđ CT –XH để hình thành, phát triển thái độ tình cảm, niềm tin trong sáng , rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xư ûnăng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác
III / Luyện tập :
BT 2:
+ Hoạt động thể hiện tính tích cực là :a, e, g, i, k , l.
+ Hoạt động thể hiện tính tiêu cực là: b, c, d, đ,h.
Đáp án bài tập 4 :
+ Em giải thích để bạn rõ: 5 năm mới có 1 lần bầu cử. Bóng đá ko xem trận nầy thì xem trận khác .
+ HS thì phải tham gia các hoạt động CT – XH
à Tuyên truyền cổ động cho ngày bầu cử đó là việc làm thể hiện lòng yêu nước.
+ Xong công việc thì rủ bạn cùng xem đá bóng ( sau khi đã chuẩn bị tốt bài học ).
4/ Củng cố : Nhắc lại nội dung bài học, cho VD
5) Dặn dò:
+ thuộc bài học
+ Làm tiếp bài tập
+ Chuẩn bị trước bài: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
File đính kèm:
- Copy of T 7-b 7.doc