Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 3 – Bài 3: Tôn Trọng Người Khác

I / MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Về kiến thức : giúp HS

- Hiểu thế nào là tôn trọng người khác,biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày ;

- Hiểu vì sao trong quang hệ xã hội, mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau.

2/ Về kỹ năng :

- HS biết phân biệtcác hành vi thể hiệnsự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.

- HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và tự đều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc .

3/ Về thái độ :

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những nết ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác đồng thời phe phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác.

II / NỘI DUNG.

- Nội dung cốt lõi của sự tôn trọng người khác đó là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.

- Người biết tôn trọng người khác là người sống tự trọng biết tôn trọng mình và mọi người xung quanh, không xúc phạm làm mất danh dự của người khác

- Trong cuộc sống mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để XH trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Vì thế cần tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói .

III / PHƯƠNG PHÁP .

- Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm giúp HS có thể rút ra được nội dung chính của bài học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 3 – Bài 3: Tôn Trọng Người Khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 – Bài 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I / MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức : giúp HS Hiểu thế nào là tôn trọng người khác,biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày ; Hiểu vì sao trong quang hệ xã hội, mọi người đều cần phải tôn trọng lẫn nhau. 2/ Về kỹû năng : HS biết phân biệtcác hành vi thể hiệnsự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và tự đều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc . 3/ Về thái độ : Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập những nết ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác đồng thời phe phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác. II / NỘI DUNG. Nội dung cốt lõi của sự tôn trọng người khác đó là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Người biết tôn trọng người khác là người sống tự trọng biết tôn trọng mình và mọi người xung quanh, không xúc phạm làm mất danh dự của người khác Trong cuộc sống mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để XH trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Vì thế cần tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói . III / PHƯƠNG PHÁP . Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương, phương pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm giúp HS có thể rút ra được nội dung chính của bài học. IV / TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN SGK, SGV, GDCD 8 GV tìm thêm nhiều dẫn chứng về biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày. Sưu tầm một số mẩu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống . V/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là liêm khiết. Hãy nêu 1 VD hoặc kể một câu chuyện về lối sống liêm khiết. ? Hãy nêu ý nghĩa của tính liêm khiết đối với con người . ? Đọc 1 câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tính liêm khiết. (Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, cây ngay không sợ chết đứng , cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo) 2/ Giới thiệu bài mới 3/ Dạy bài mới Phương pháp HĐ 1 : GV chia nhóm, để học sinh tiến hành thảo luận những biểu hiện của tôn trọng GV gọi lần lượt 3 HS đọc 3 tình huống SGK GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận 3 tình hống Nhóm 1. Nhận xét về cư xử, thái độ và việc làm của Mai? Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào? Nhóm 2 : Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? Suy nghỉ của Hải ntn ? Suy nghỉ của hải cho thấy Hải là người ntn ? Nhóm 3 : Nhận xét việc làm của Quân và Hùng ? Việc làm đó chứng tỏa Quân và Hùng là người như thế nào ? Nhóm trưởng ghi câu hỏi của nhóm sau đó cả nhóm thảo luận thư ký ghi lại ý kiến thảo luận GV: yêu cầu HS cử đại diện nhóm lần lượt trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến GV : chốt lại ý chính. ? Như vậy trong 3 hành vi trên , hành vi nào đáng để chúng ta học tập(1 & 2) vì khi chúng ta biết lắng nghe ý kiến của người khác , kính trọng người trên , nhường nhịn trẻ nhỏ, không công kích , che bai người khác khi họ có sở thích khác mình là biểu hiện của hành vi của người biết cư xử có văn hóa làm cho người khác cảm thấy hài lòng và luôn nhận được sự tôn trọng quý mến của người khác ) HĐ 2 : Tìm hiểu biểu hiện của hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác . Tổ chức cho HS chơi trò chơi chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm cử đại diện lên bảng điền vào ô trống của bảng phụ. Hành vi Địa điểm Tôn trọng người khác Không tôn trọng người khác Gia đình Vâng lời bố mẹ Xấu hổ vì bố đạp xích lô Lớp, trưởøng Giúp đỡ bạn bè Chê bạn nhà nghèo Công cộng Nhường chỗ cho người già trên xe buýt Dẫm lên cỏ, đùa nghịch trong công viên Các bạn trong nhóm có thể lên bổ sung sau đó HS, GV nhận xét GV kết luận : tôn trọng người khác làmột hành vi có văn hóa được biểu hiện ở mọi nơi mọi lúc , cả trong hành động, lời nói HĐ 3: GV hướng dẫn học sinh phát biểu, khắc sâu khái niệm ‘’tôn trọng người khác” và ý nghĩa của nó trong cuộc sống . - GV đưa lần lượt các câu hỏi sau để HS phát biểu : 1/ Qua tình huống Đặt vấn đề em hiểu thế nào là tôn trọng người khác ? 2/ Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác? 3/ Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác trong đời sống hằng ngày ? 4/ Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào ? GV khẳng định : tôn trọng người khác ko có nghĩa là luôn đồng tình , ủng hộ, lắng nghe mà ko có sự phe phán đấu tranh khi họ sai trái.Tuy nhiên phải dùng lời lẽ có văn hóa khi phe phán , tránh xúc phạm . HĐ 4 : Hướng dẫn làm bài tập SGK. BT 1 : GV ghi bài tập ra giấy khổ to gọi một số HS lên chọn và giải thích vì sao. Để các bạn nhận xét góp ý -> GV nhận xét cho điểm -> GV giải thích vì sao hành vi : b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o là thiếu tôn trọng người khác . - BT 2 : GV cho cá nhân HS trình bày trước lớp ý kiến của mình để cả lớp nhận xét -> GV giải thích rõ vì sao ý kiến a ko đúng và đồng tình với ý kiến b và c - BT 3 : HS làm ở lớp nếu còn thời gian . GV gợi ý + Ở trường, em cần có thái độ ứng xử như thế nào ? (Đ/V thầy cô : lễ phép, vâng lời kính trọng, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau) + Ở nhà ( kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn , thương yêu qúy mến em ) + Ở nơi công cộng : tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở BT 4 : HS về nhà làm vào vở bài tập tiết sau kiểm tra. Nội dung I/ Đặt vấn đề: Nhận xét tình huống Tình huống 1: Mai là học sinh giỏi 7 năm liền, nhưng không kiêu căng, coi thường người khác Lễ phép, chan hòa, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội quy => Mai được mọi người tôn trọng , quý mến. Tình huống 2 Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì em là da đen. Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha ð Hải biết tôn trọng cha mình Tình huống 3 - Quân và Hùng đọc chuyện , cười trong giờ học văn. . ð Quân và Hùng thiếu tôn trọng người khác. II/ Bài học Thế nào là tôn trọng người khác - Là đánh giá đúng mức , coi trọng danh dự , phẩm giá và lợi ích của người khác , thể hiện lối sống có văn hóa của mọi người . 2) Ý nghĩa : - Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đ/v mình . - Mọi người tôn trọng lẫn nhau thì xã hội trở nên lành mạnh , trong sáng và tốt đẹp hơn . 3) Cách rèn luyện . Cần tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi, cả trong cử chỉ , hành động và lời nói . III / Luyện tập Bài tập 1 : + Hành vi : a, g, i, thể hiện sự tôn trọng người khác BT 2: + Tán thành ý kiến b, c + Ko tán thành ý kiến a 4/ Cũng cố GV yêu cầu HS giải thích câu ca dao “ lời nói ko mất tiền mua Lụa lời mà nói cho vừa lòng nhau” 5/ Dặn dò Học thuộc nội dung bài học SGK Làm bài tập 4 Chuẩn bị bài : Giữ chữ tín . + Đọc mục Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý SGK + Đọc mục nội dung bài học và xem trước bài tập

File đính kèm:

  • docCopy of T3B3.doc