Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 27 – Bài 19: Quyền Tự Do Ngôn Luận

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1) Kiến thức :

- HS hiểu nội dung , ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận

2) Thái độ :

- Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo PL trong HS, phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu .

3) Kỹ năng :

- HS biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của PL, phát huy quyền làm chủ của công dân .

II / NỘI DUNG :

Bài gồm 2 nội dung chính :

1 / Thế nào là quyền tự do ngôn luận ?

Quyền tự do ngôn luận là quyền được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào công việc chung của đất nước , XH

2 / Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào ?

 Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của PL để phát huy quyền làm chủ của công dân .

III / PHƯƠNG PHÁP :

- HS và GV đàm thoại theo 2 nội dung chính vừa nêu ở trên để học sinh phát biểu quan niệm, bày tỏa suy nghĩ của mình về quyền tự do ngôn luận và phương thức sử dụng quyền tự do ngôn luận

- Thảo luận nhóm

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 27 – Bài 19: Quyền Tự Do Ngôn Luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 – Bài 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức : - HS hiểu nội dung , ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận Thái độ : - Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo PL trong HS, phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu . Kỹ năng : - HS biết sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận theo quy định của PL, phát huy quyền làm chủ của công dân . II / NỘI DUNG : Bài gồm 2 nội dung chính : 1 / Thế nào là quyền tự do ngôn luận ? Quyền tự do ngôn luận là quyền được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào công việc chung của đất nước , XH 2 / Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào ? Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của PL để phát huy quyền làm chủ của công dân . III / PHƯƠNG PHÁP : - HS và GV đàm thoại theo 2 nội dung chính vừa nêu ở trên để học sinh phát biểu quan niệm, bày tỏa suy nghĩ của mình về quyền tự do ngôn luận và phương thức sử dụng quyền tự do ngôn luận - Thảo luận nhóm IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các phương tiện tổ chức đàm thoại - Sưu tầm một số câu chuyện có liên quan đến việc sử dụng quyền tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu . - Hiến pháp 1992. V/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 1) Oån định : Sỉ số : Vắng: 2) Kiểm bài cũ : 1. Hãy cho biết mục đích của việc khiếu nại là gì ? ai là người thực hiện khiếu nại ? 2. Mục đích của việc tố cáo là gì ? đối tượng tố cáo, ai là người thực hiện ? 3. Trách nhiệm của CD khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo ? 3) Bài mới : Giới thiệu bài : HĐ 1 : Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề . - GV gọi HS đọc mục đặt vấn đề SGK HS cả lớp thảo luận câu hỏi : ? Những việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận ? vì sao ? GV : gợi ý HS trả lời theo phương án đã chọn và giải thích vì sao đúng vì sao sai - HS cả lớp tranh luận -> GV nhận xét, giải đáp . - GV : giải thích vì sao phương án (c) ko phải là quyền tự do ngôn luận mà là quyền khiếu nại ? Em hiểu thế nào là “ngôn luận” ? ( Ngôn luận là dùng lời nói để diễn đạt công khai ý kiến , suy nghĩ .của mình nhằm bàn một vấn đề (luận ) ? Thế nào là tự do ngôn luận ? ( Tự do ngôn luận là tự do phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung ) HĐ 2 : Thảo luận tìm hiểu nội dung bài học ? Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận . ? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào ? HS phải làm gì để sử dụng tốt quyền tự do ngôn luận : => GV chia lớp thành 3 nhóm HS thảo luận cử đại diện phát biểu ý kiến , lớp nhận xét tranh luận -> GV kết luận dựa trên mục 1, 2 (nội dung bài học SGK) ( HS cần ra sức HT nâng cao kiến thức văn hóa , XH Tìm hiểu và nắm vững pháp luật đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước để có thể đóng góp ý kiến có giá trị và tham gia quản lí Nhà nước .) ? Nhà nước có trách nhiệm gì đối với quyền tự do ngôn luận của công dân ? cho VD -> N2 tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận VD : - Trả lời thư bạn xem đài - Diễn đàn nhân dân - Hợp thư truyền hình - Ý kiến bạn đọc -> GV cho HS đọc tư liệu tham khảo SGK/54 -HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học. HĐ 3 : Luyện tập : BT 1 : HS đọc bài tập thảo luận, trình bày ý kiến GV nhận xét giải đáp GV gọi HS đọc BT 2 . HS làm vào phiếu học tập ( nộp ) nếu còn thời gian cho phát biểu tại lớp . I/ Đặt vấn đề : Đáp án : a, b, d thể hiện quyền tự do ngôn luận II/ Bài học : 1) Quyền tự do ngôn luận là gì ? (mục 1 SGK/ 5) 2) Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào ? (mục 2 SGK/53) 3)Trách nhiệm của nhà nước : (mục 3 SGK/53) III/ Luyện tập : Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của CD là b, d. Có thể: + Trực tiếp phát biểu tại các cuộc hợp lấy ý kiến đóng góp của CD vào dự thảo luật . + Viết thư đóng góp ý kiến gữi cơ quan soạn thảo luật . * Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc nội dung bài học SGK/ 53 - Làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài 20 . Hiến pháp nước CHXHCNVN.

File đính kèm:

  • docT27B19.doc
Giáo án liên quan