I / MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức :
- HS hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc . Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của XH loài người .
- Hiểu những biểu hiện của tự giác sáng tạo trong học tập lao động .
2/ Về kỹ năng
- Hình thành ở HS một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động .
3/ Về thái độ .
- Hình thành ở HS ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được: luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và trong lao động .
II / NỘI DUNG
- Trọng tâm của bài cần để HS nắm được :
+ HS hiểu lao động là điều kiện là phương tiện cho con người và xã hội phát triển . Học tập là loại hình lao động trí tuệ đặc biệt.
+ HS cần tự giác, ko nên để phải nhắc nhở thực hiện nhiệm vụ học tập và lao động .
+ Tự giác và sáng tạo là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập và lao động .
+ HS phải rèn luyện hằng ngày về ý thức tự giác và sáng tạo .
III / PHƯƠNG PHÁP
Chủ yếu là phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp giải quyết vấn đề , kích thích tư duy
- Hoạt động cá nhân
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân 8 - Nguyễn Ngọc Ấn - Tiết 12 -13: Lao Động Tự Giác Và Sáng Tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 -13
LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức :
HS hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc . Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của XH loài người .
Hiểu những biểu hiện của tự giác sáng tạo trong học tập lao động .
2/ Về kỹ năng
Hình thành ở HS một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động .
3/ Về thái độ .
Hình thành ở HS ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được: luôn luôn hướng tới tìm tòi cái mới trong học tập và trong lao động .
II / NỘI DUNG
Trọng tâm của bài cần để HS nắm được :
+ HS hiểu lao động là điều kiện là phương tiện cho con người và xã hội phát triển . Học tập là loại hình lao động trí tuệ đặc biệt.
+ HS cần tự giác, ko nên để phải nhắc nhở thực hiện nhiệm vụ học tập và lao động .
+ Tự giác và sáng tạo là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập và lao động .
+ HS phải rèn luyện hằng ngày về ý thức tự giác và sáng tạo .
III / PHƯƠNG PHÁP
Chủ yếu là phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp giải quyết vấn đề , kích thích tư duy
Hoạt động cá nhân
IV/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
SGK, SGV 8
Giấy, bút để HS ghi ý kiến thảo luận
Sưu tầm những tấm gương người lao động tự giác, sáng tạo trong hoc tập, như những học sinh giỏi đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.
Sưu tầm 1 số câu ca dao, câu thơ nói về tự giác sáng tạo trong lao động .
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU .
1/ Oån định
2/ Kiểm bài cũ:
? Thế nào là tự lập. Nêu một số biểu hiện của tự lập trong học tập .
? Hãy nêu ý nghĩa của tự lập
? HS cần phải làm gì để rèn luyện tính tự lập .
3/ Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1:
HS thảo luận 2 câu hỏi sau:
? Có mấy loại lao động
? Tại sao nói lao động là điều kiện là phương tiện để con người và XH phát triển .
(Lđ là hình thức hoạt động đặc trưng của con người è giúp con người hoàn thiện nhân cách, đặc biệt là làm ra của cải cho xh đáp ứng nhu cầu của con người )
? Nếu ko có lđ thì đều gì sẽ xẫy ra?.
( Ko có Lđ thì ko có gì để ăn , ở, mặc, vui chơi )
GV:kết luận Lđ làm cho con người và XH phát triển ko ngừng , có 2 loại Lđ đó là lao động chân tay và lao động trí óc .
è Ngày nay phương tiện Lđ kỉ thuật phát triển Lđ cần kết hợp Lđ chân tay và lao động máy móc.
HĐ 2 : HS tìm hiểu chuyện đọc SGK mục I
HS đọc chuyện
GV cho HS thảo luận nhóm 2 câu hỏi gợi ý SGK/29
HS thảo luận è cử đại diện nhóm phát biểu .
? Với thái độ làm việc của người thợ môc trước khi xây ngôi nhà cuối cùng chứng tỏa ông là người lao động ntn ?
? Vậy Lđ tự giác là gì ?
(HS trả lời dựa trên mục 1 SGK/29)
? Học tập có phải là một dạng của lao động ko ? Người HS như thế nào thì được xem là tự giác trong học tập .
? Thế nào là Lđ sáng tạo ?
è HS trả lời theo mục 2 SGK /29 gần nội dung bài học
? Trong học tập cần sự sáng tạo ko ? người HS như thế nào thì được xem là sáng tạo trong học tập
Lđ : VD : tìm p2 học tập tốt è GV có thể cho HS giỏi nêu p2 học tập của bản thân )
HĐ3 : GV cho HS đọc tình huống SGK/28
? Em đồng ý với ý kiến nào ? vì sao ?
(HS phát biểu cá nhân, tranh luận trước lớp )
GV chốt lại : Hiện nay học tập là nhiệm vụ hàng đầu của HS tuy nhiên HS cũng phải rèn luyện ý thức Lđ tự giác và sáng tạo vì sẽ giúp cho các em học tập tốt hơn.
Tiết 2: HĐ 4: GV tổ chức cho HS thảo luận giúp HS hiểu những biểu hiện của Lđ tự giác và sáng tạo trong học tập và ý nghĩa của nó
? Nêu những biểu hiện của tự giác trong học tập .
(Tự giác học tập, làm bài,, đọc thêm tài liệu ko đợi ai nhắc nhỡ, đôn đốc.
+ Thực hiện tốt nội quy, kế hoạch, học tập )
? Nêu những biểu hiện của sáng tạo trong học tập
(Có suy nghĩ cả tiến p2 học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận )
+ Trao đổi kinh nghiệm với bạn bè , người khác để cùng tiến bộ , quyết tâm sữa chữa lối sống tự do cá nhân thiếu trách nhiệm , cẩu thả, ngại khó lười suy nghĩ, học tập.)
? Theo em giữa tự giác và sáng tạo có mối quan hệ như thế nào .
(Tự giác là điều kiện để sáng tạo )
? Lợi ích của Lđ tự giác và sáng tạo
è(Mục 3nội dung bài học SGK/30)
? Theo em HS có cần chuẩn bị rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo hay ko ? Vì sao ?.
è Mục 4 SGK/30
HĐ 5:Tìm VD phân tích làm rõ nội dung bài học .
(VD về tự giác và sáng tạo trong học tập lao động) è BT 1
HĐ 6 : Thảo luận về những biện pháp của cá nhân và tập thể nhằm giúp nhau ä tính tự giác sáng tạo trong học tập .
GV : gọi 1- 2 HS giỏi để các em phát biểu
è GV giúp HS phân biệt đâu là sáng tạo trong học tập, đâu là sáng tạo tiêu cực trong học tập, Lđ)
HĐ 7 : Luyện tập
GV cho HS phát biểu trước lớp nhận xét bổ xung è GV chốt lại
BT 2 : HS thảo luận như bài tập 2.
è lớp nhận xét, GV bổ xung
BT 3: èHS thảo luận như bài tập 2
-> (Có thể chia nhóm thảo luận kết hợp 2 bài tập 2 Và 3 )
èBT 4 : GV cho 2 – 3 HS phát biểu ý kiến, tranh luận để bảo vệ ý kiến đúng .
I/ Đặc vấn đề :
II / Bài học :
1) Thế nào là LĐ tự giác ? (Mục 1SGK/29)
- Lao động tự giác là chủ động làm việc ko đợi ai nhắc nhở, ko phải do áp lực từ bên ngoài .
2) Thế nào là lao động sáng tạo ?
(Mục 2/SGK)
3) Ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo (Mục 3 SGK/30)
4) Liên hệ bản thân (mục 1SGK/3)
III) Bài tập
1/ Những biểu hiện Lđ tự giác và sáng tạo trong xã hội là:
- Luôn tìm tồi cái mới để cải thiện cuộc sống
- Vừa lao động vừa sáng tạo
(Cày = Trâu => SX máy cày
Dệt chiếu tay=> máy dệt
* Biểu hiện của thiếu tự giác sáng tạo : Lười biếng, trông chờ, ỷ lại vào người khác, bắt chước 1 cách máy móc ko suy nghĩ .
2) Tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập: ko tiếp thu bài tốt hiệu quả học tập ko cao
3) Hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo là :
- Chậm tiến bộ, hiệu quả học tập ko cao, hoàn thành các bài tập, công việc được giao chậm trễ.
4) Ko đồng ý vì tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệmuốn có phẩm chất này đồi hỏi phải có quá trình rèn luyện lâu dài, bền bĩ có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi chứ ko phải do bẩm sinh .
5) Hướng dẫn học tập.
- Học thuộc nội dung bài học SGK/29 -30 tìm VD minh họa.
- Xem trước bài 12 (tìm hiểu chuyện đọc và trả lời câu hỏi gợi ý SGK/31. Đọc trước hiến pháp năm 1992 SGK/32.
File đính kèm:
- Copy of t12-13B 11.doc