Giáo án Giáo dục công dân 8 - kì 2

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó .

- Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó .

- Trách nhiệm của công dân nói chung , của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh .

 2- Kĩ năng:

- Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trước tệ nạn này .

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .

 3- Thái độ:

- Đồng tình với những chủ trương của nhà nước và những quy định về pháp luật .

- Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào tệ nạn xã hội .

- Tham gia , ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội .

. B – PHƯƠNG PHÁP:

- Thảo luận nhóm

- Phân tích tình huống

- Đóng vai , phiếu học tập .

- Tìm hiểu thực tế , liên hệ bản thân .

C – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- SGK, SGV GDCD 8

- Tranh ảnh , tình huống các câu truyện về tệ nạn xã hội

- Giấy khổ lớn , bút dạ .

- Phiếu học tập

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì , từng giai đoạn cách mạng . * Nội dung Hiến pháp 1992 : -> Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước , Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia định hướng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước . 2. Nội dung Hiến pháp : - Quy định những nền tảng , những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng phát triển đất nước . 3. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự , thủ tục đặc biệt , được quy định trong Hiến pháp . 4. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật - Phải tìm hiểu , nắm được các quy định chung của Hiến pháp – pháp luật thực hiện nghiêm túc .. - Tự kiểm tra , đánh giá , điều chỉnh hành vi của mình . - Tuyên truyền nhắc nhở nhau cùng thực hiện . GV: Chốt lại . Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật , các quy định của Hiến pháp , là nguồn , là căn cứ pháp lí cho tất cả các nghành luật . Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp , các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ Việc soạn thảo , ban hành hay sửa đổi , bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt , được quy định trong đIều 147 của Hiến pháp Mọi công dân cần coi trọng và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật . III. Luyện tập . 1) Bài 1 : ( HS Hoạt động độc lập ) ? Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực ? Các lĩnh vực Điều luật + Chế độ chính trị + Chế độ kinh tế + Văn hóa , giáo dục , khoa học + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân + Tổ chức bộ máy nhà nước 2 15 , 23 40 52 , 57 101 , 131 2) Bài 2 : HS Hoạt động độc lập * Yêu cầu đạt được : Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản Quốc hội ban hành Hiến pháp và luật doanh nghiệp , luật thuế giá trị gia tăng , luật giáo dục . Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng . Trung ương đoàn TNCSHCM ban hành điều lệ đoàn TNCSHCM 3) Bài 3 : * Yêu cầu sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống : + Cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội , hội đồng nhân dân các cấp + Cơ quan quản lí nhà nước : Chính phủ , ủy ban nhân dân các cấp , bộ giáo dục đào tạo , bộ nông nghiệp phát triển nông thôn , sở GD ĐT , Sở LĐTBXH , phòng GD ĐT + Cơ quan kiểm sát : viện kiểm sát nhân dân + Cơ quan xét xử : tòa án nhân dân E. Hướng dẫn học bài : HS học bài cũ , làm các bài tập còn lại , đọc tư liệu tham khảo ( sgk ) Chuẩn bị bài : Pháp luật nước CHXHCNVN Ngày soạn: ngày tháng năm 2008 Tuần:30 ;31 Tiết: 30; 31 Bài: 21 Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam A- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Giúp HS Hiểu được định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội . Hiểu một số nét cơ bản của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2- Kĩ năng: -Rèn kĩ năng tôn trọng pháp luật và thói quen sống và làm việc theo pháp luật . 3- Thái độ: . Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật , nghiêm chỉnh tuân theo quy định của pháp luật , phê phán tố cáo hành vi vi phạm pháp luật . B – Phương pháp: - Diễn giảng , phân tích , chứng minh , thảo luận nhóm . C – Tài liệu và phương tiện: - SGK , SGV GDCD 8 , Sơ đồ hệ thống pháp luật , Hiến pháp và một số bộ luật , luật , một số câu chuyện pháp luật liên quan . D – Hoạt động dạy học: ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ: ? Hiến pháp là gì ? Mối quan hệ giữa Hiến pháp và các văn bản luật ? Trách nhiệm của công dân học sinh đối với Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? -> HS Trả lời -> Lớp nhận xét -> GV chốt và cho điểm . * Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên Kết quả hoạt động – Nội dung bài học GV: Gọi 1HS đọc phần đặt vấn đề HS Hoạt động độc lập ? Hãy nêu nhận xét của em về điều 74 Hiến pháp và điều 132 bộ luật hình sự ? ? Hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào ? giải thích tại sao ? ? Qua những quy định trên em hiểu được gì ? GV Đưa ra tình huống : Nếu trong 1 trường học , 1 tập thể mọi người ai cũng tự do muốn làm gì theo ý thích của mình thì điều gì sẽ xảy ra ? ? Vậy một xã hội không có pháp luật thì sẽ ra sao ? -> HS Trình bày -> GV KL -> Xã hội sẽ tiêu cực , rối loạn , kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu , không có trật tự , kỉ cương phép tắc . -> Vì vậy cần phải có pháp luật để quản lí xã hội , đó là một tất yếu để tạo kỉ cương phép tắc xã hội , vừa tạo cơ sở để quy trách nhiệm pháp lí . ? Vậy em hiểu pháp luật là gì ? Tại sao phải có pháp luật ? -> 1- 2 ý kiến học sinh -> Lớp nhận xét -> GV KL Bài học 1 SGK . ? Pháp luật có những đặc điểm gì ? ? Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến ? ? Vì sao pháp luật lại có tính xác định chặt chẽ ? ? Tại sao pháp luật lại có tính bắt buộc ? so sánh pháp luật với đạo đức để làm rõ ? GV : pháp luật có tính bắt buộc ( cưỡng chế ) mọi người đều phải tuân theo dù ở cấp bậc địa vị nào còn đạo đức là những chuẩn mực xã hội thực hiện tự giác là chủ yếu ( không bắt buộc ) vi phạm pháp luật bị xử lí theo quy định còn đạo đức thì không . ? Em hiểu gì về câu nói “ Đứng trước vành móng ngựa lớn bé cũng như nhau ‘’ -> Khẳng định sự cưỡng chế của pháp luật mọi người dù ở cấp bậc , địa vị nào , sức mạnh nào cũng đều phải tuân thủ pháp luật như nhau , ngang hàng nhau , công bằng với nhau . Hết tiết 1 Tiết 2 HS Thảo luận nhóm Nhóm 1 : Bản chất của pháp luật Việt Nam phân tích vì sao ? cho ví dụ minh họa? Nhóm 2 : Vai trò của pháp luật , ví dụ minh họa ? -> HS cử đại diện nhóm trình bày -> hs cả lớp thảo luận -> gv giải đáp , nhận xét và chốt lại ý kiến . ? Qua phần thảo luận chúng ta rút ra bài học gì ? Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập 4 HS Hoạt động độc lập I. Đặt vấn đề : * Điều 74 : - Mọi công dân đều có quyền khiếu nại , tố cáo đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai . * Điều 132 : Tội xâm phạm quyền khiếu nại , tố cáo 3 năm , 5 năm + 3 năm -> 10 năm “ hủy hoại diện tích rừng rất lớn , chặt phá loại thực vật quý hiếm ’’ gây hậu quả nghiêm trọng . + 7 năm -> 15 năm tù : nếu Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn Hủy hoại rừng phòng hộ , rừng đặc dụng . Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng -> Mọi người đều phải tuân theo pháp luật , ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí . II. Nội dung bài học : 1) Pháp luật : Là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung , do nhà nước ban hành , nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế , giáo dục , thuyết phục . 2) Đặc điểm của pháp luật : a. Tính quy phạm phổ biến : Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người , quy định khuôn mẫu những nguyên tắc xử sự chung mang tính phổ biến . b. Tính xác định chặt chẽ : Các điều luật được quy định rõ ràng , chính xác , chặt chẽ . c. Tính bắt buộc : ( cưỡng chế ) Vì pháp luật do nhà nước ban hành , mang tính quyền lực , nhà nước bắt buộc mọi người đều phải tuân theo , ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định . 3. Bản chất của pháp luật Việt Nam : - Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động . Ví dụ : Công dân có quyền và nghĩa vụ sau đây : - Quyền kinh doanh -> Nghĩa vụ đóng thuế . - Quyền học tập -> Nghĩa vụ học tập tốt 4. Vai trò của pháp luật : - Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước , quản lí xã họi . - Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân . Ví dụ : + Tài sản có giá trị đăng kí quyền sở hữu ( nhà cửa , ô tô ) + Pháp luật quy định biện pháp xử lí hành vi vi phạm quyền lợi , lợi ích hợp pháp của công dân . * Bài học : “ Sống , lao động , học tập theo Hiến pháp và pháp luật ‘’ III. Bài tập : Bài tập 4 : (Trang 61 ) Đạo đức Pháp luật Cơ sở hình thành Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ Do nhà nước ban hành Hình thức thể hiện Các câu ca dao tục ngữ, các câu châm ngôn Các văn bản pháp luật như bộ luật,luật.trong đó qui định các quyền, nghĩa vụ công dân nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan,cán bộ,công chức nhà nước Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác thông qua các tác động của dư luận xã hội:lên án, khuyến khích, khen chê Bằng sự tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lí các hành vi vi phạm. E. Hướng dẫn học bài : Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về pháp luật Tìm những gương tốt bảo vệ pháp luật . Ngày soạn: ngày tháng năm 2008 Tuần 32 Tiết: 32 Ôn tập A- Mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hóa các bài đã học từ bài 13 đến bài 21 - Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của các quyền Sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, Quyền khiếu nại tố cáo, Quyền tự do ngôn luận, Hiến pháp nước CHXHCNVN, Pháp luật nước CHXHCNVN. Phòng chống HIV/ AIDS. 2- Kĩ năng: - học sinh biết sử dụng đúng đắn các quyền trên theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của công dân. 3- Thái độ: . – Nâng cao nhận thức về tự do và ý thức tuân theo pháp luật trong học sinh. B – PhƯƠng pháp: - Nêu và giải quyết vấn đề, Thảo luận nhóm, Đàm thoại , quy nạp . C – Tài liệu và phƯƠng tiện: - SGK- SGV GDCD 8, Bảng phụ, giấy khổ lớn, bút dạ . D – Hoạt động dạy học * ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? * Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của HS dưới sự hd của GV Kết quả hoạt động -Nội dung bài học GV: yêu cầu học sinh kẻ bảng thống kê tên bài nội dung đã học . * ôn tập : STT Tên bài Khái niệm Biểu hiện ý nghĩa Cách rèn luyện - HS lập bảng xong -> Lớp nhận xét -> GV bổ sung chốt E. Hướng dẫn học bài : - Về nhà ôn tập lại toàn bộ nội dung các bài đã học để giờ sau làm bài thi học kì I. Ngày soạn: ngày tháng năm 2008 Tiết 33 : Kiểm tra học kì II ( Theo đề của sở GD )

File đính kèm:

  • docGA GDCD 8.doc