A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cũng cố và bổ sung những hiểu biết của Hs về bảo vệ môi trường và TNTN ( Nguyên nhân, tác hại, biện pháp và một số quy định của pháp luật v/v bảo vệ MT ).
2. Kĩ năng: HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết cách ứng xử trước những tình huống đó.
3. Thái độ: Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường và lên án, phê phán những việc làm ngược lại.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Tổ chức trò chơi.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Các câu hỏi, tình huống và đáp án.
2. Học sinh: Một cây hoa có trang trí đẹp mắt.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Trả bài nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra học kỳ II
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv nêu tầm quan trọng của môi trường, hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay và sự cần thiết phải học nội dung của bài.
2 Triển khai bài:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Hô Thị Tô Trinh - Tiết 35: ngoại khoá các vấn đề địa phương ( tiết 2) chủ đề: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 35: NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG ( T2)
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN
Ngày soạn: 13/5.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Cũng cố và bổ sung những hiểu biết của Hs về bảo vệ môi trường và TNTN ( Nguyên nhân, tác hại, biện pháp và một số quy định của pháp luật v/v bảo vệ MT ).
2. Kĩ năng: HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết cách ứng xử trước những tình huống đó.
3. Thái độ: Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường và lên án, phê phán những việc làm ngược lại.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Tổ chức trò chơi.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Các câu hỏi, tình huống và đáp án.
2. Học sinh: Một cây hoa có trang trí đẹp mắt.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Trả bài nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra học kỳ II
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv nêu tầm quan trọng của môi trường, hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay và sự cần thiết phải học nội dung của bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) HS trình bày kết quả sưu tầm, điều tra của tổ.( Phần này HS đã chuẩn bị ở nhà)
Gv: Gọi đại diện các tổ lần lượt lên trình bày sản phẩm của tổ mình.
- Nêu thực trạng môi trường ở địa phương?.
- Các nguồn gây ô nhiễm ở địa phương như: đất, nước, không khí..Mỗi nguồn đó gây ô nhiễm như thế nào?.
- Đề xuất biện pháp xử lí.
Hs: nhận xét bổ sung, gv chốt lại.
* HĐ2:( 16 phút) Tổ chức trò chơi hái hoa.
Gv: Chuẩn bị và trưng bày một cây hoa có gắn các câu hỏi và tình huống.
Gv: Chọn khoảng 3 Hs Làm giám khảo( ban giám khảo chuẩn bị phần đáp án của các câu hỏi và tình huống).
Gv: Chọn một hs làm người dẫn chương trình.
* Cách chơi: - Người dẫn chương trình điều khiển cuộc chơi.
- Sh lần lượt xung phong lên hái hoa, trả lời câu hỏi, xử lí tình huống hoặc sắm vai theo tình huống.
- Ban giám khảo nhận xét, bổ sung, đánh giá.
* HĐ3: ( 6 phút) Tổng kết, rút kinh nghiệm.
Hs: Nhận xét,đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động.
Gv: Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS, kịp thời tuyên dương, nhắc nhỡ.
Các câu hỏi:
1. Bạn hãy kể một vài việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi trường?
2. Hãy kể những hoạt động về bảo vệ môi trường mà bạn và nhà trường đã tham gia.
3. Vì sao nói: rừng là vệ sĩ của loài người.
4. Theo bạn, phá rừng nguy hiểm như thế nào?.
5. Vì sao trong thành phố, sân trường không thể thiếu cây xanh, hoa cỏ?.
6. Vì sao cần yêu mến, bảo vệ các loài chim?.
7. Vì sao khi ăn trái cây phải rữa thật sạch?.
8. Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề bảo vệ môi trường.
9. Bạn hiểu thế nào về câu tục ngữ: Rừng vàng, biển bạc.
10. Cạnh nhà bạn có một gia đình chuyên nuôi lợn. Mùi phân lợn bốc lên rất khó chịu.
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó.
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Vì sao phải bảo vệ môi trường?.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Xem lại các chuẩn mực đạo đức và Pl đã học và phải thường xuyên thưch hiện theo nhuẽng nội dung đó
File đính kèm:
- T35.doc