Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 4 : Lễ độ

I. Mục tiêu bài học : giúp học sinh hiểu :

 - Những biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.

 - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.

 - Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế sự nóng nảy với bạn bè.

 * Nội dung :

 + Lễ độ là thái độ biểu hiện thái độ tôn trọng, hòa nhã khi giao tiếp với mọi người.

 . Đối với ông bà cha mẹ phải tôn kính vâng lời.

 . Đối với anh chị em thì phải quý trọng đoàn kết.

 + Trái với lễ độ là vô lễ, biểu hiện ở lời ăn tiếng nói cộc lốc, thiếu văn hóa.

 

II. Phương pháp :

 Thảo luận nhóm, phân tích, quan sát, phát vấn, .

 

III. Tài liệu và phương tiện :

 - Giấy khổ lớn và bút dạ.

 - Bài tập trắc nghiệm.

 - Tục ngữ ca dao về đức tính lễ độ.

 - STH GDCD 6.

 

IV. Các hoạt động chủ yếu :

 1. Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ : Giải thích các câu tục ngữ trong SGK.

 3. Giảng bài mới :

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 4 : Lễ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 : LỄ ĐỘ I. Mục tiêu bài học : giúp học sinh hiểu : - Những biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ. - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ. - Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế sự nóng nảy với bạn bè. * Nội dung : + Lễ độ là thái độ biểu hiện thái độ tôn trọng, hòa nhã khi giao tiếp với mọi người. . Đối với ông bà cha mẹ phải tôn kính vâng lời. . Đối với anh chị em thì phải quý trọng đoàn kết. + Trái với lễ độ là vô lễ, biểu hiện ở lời ăn tiếng nói cộc lốc, thiếu văn hóa. II. Phương pháp : Thảo luận nhóm, phân tích, quan sát, phát vấn, ... III. Tài liệu và phương tiện : - Giấy khổ lớn và bút dạ. - Bài tập trắc nghiệm. - Tục ngữ ca dao về đức tính lễ độ. - STH GDCD 6. IV. Các hoạt động chủ yếu : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Giải thích các câu tục ngữ trong SGK. 3. Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH NỘI DUNG HĐ1 : giới tiệu bài mới : Khi đến trường, chúng ta thường nhìn thấy khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, em hãy giải thích ý nghĩa của câu này. HS trả lời sau đó GV kết luận đó chính là lễ độ mà chúng at cần phải có trong cư xử giao tiếp với nhau. Vậy lễ độ là gì ? Vì sao phải lễ độ ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài 4 : Lễ độ. HĐ2 : tìm hiểu truyện đọc : - GV mời 1 em đọc phần truyện đọc trong SGK và trả lời câu hỏi. (?) Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách tới nhà. à Giới thiệu khách với bà, nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi, đi pha trà, mời bà và khách uống trà, xin phép bà nói chuyện, giới thiệu bố mẹ, vui vẻ kể chuyện học, hoạt động Đội, các hoạt động của lớp, tiễn khách và hẹn gặp lại. (?) Em nhận xét gì về cách cư xử của Thủy. à Nhanh nhẹn, khéo léo lịch sự khi tiếp khách, biết tôn trọng bà và khách, làm vui lòng khách để lại ấn tượng đẹp với khách. (?) Cách cư xử của Thủy thể hiện đức tính gì ? à Là một học sinh ngoan và có lễ độ. - GV : GV nhận xét và kết luận Qua câu truyện trên chúng ta thấy lễ độ là rất cần thiết vì nó giúp cho chúng ta biết cách cư xử đúng đắn và được mọi người yêu mến. * Thảo luận nhóm : Tìm những biểu hiện của lễ độ. Tổ 1 : Lễ độ với thầy cô giáo và vô lễ. à Tôn kính, biết ơn và vâng lời thầy cô giáo. Nói leo, cãi lời, ... Tổ 2 : Lễ độ với ông bà cha mẹ và người lớn tuổi. à Quý trọng đoàn kết hòa thuận, gần gũi, kính trọng lễ phép. Tổ 3 : Hành vi vô lễ với ông bà cha mẹ và người lớn tuổi. à Cãi lời ông bà cha mẹ, người lớn tuổi, xúc phạm mọi người. Nói tục chửi bậy, chọc ghẹo người tàn tật. Tổ 4 : Tìm những câu ca dao tục ngữ về lễ độ. à Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Đi thưa về trình. Học ăn, học nói, học gói, học mở. - GV : Qua phần thảo luận trên chúng ta đã tìm hiểu được những biểu hiện của lễ độ và vô lễ. Vậy lễ độ là gì và ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống ? - HS trả lời và đóng góp ý kiến. - GV chốt lại và kết luận. * Trò chơi sắm vai : Tổ 1 + 2 : Lễ độ với ông bà cha mẹ. Tổ 3 + 4 : Vô lễ với thương binh. - HS thảo luận và sắm vai, cả lớp nhận xét. 1. Tìm hiểu truyện đọc : 2. Nội dung bài học : - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. - Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người. - Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh. 3. Bài tập : a, b SGK /10. b. Chú bảo vệ gọi Thanh lại vì phép lịch sự và vì nội quy của cơ quan không được phép cho người lạ vào trong công ty. - Thanh là học sinh nhưng cách cư xử của bạn thiếu lễ độ và thiếu tôn trọng người khác vì cho dù là con giám đốc thì Thanh vẫn phải xin phép chú bảo vệ. - Nếu là Thanh thì em sẽ xin phép chú cho vào gặp mẹ hoạc nhờ chú dẫn đi. * Dặn dò : - Học bài. - Xem trước bài 5. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Ngày tháng năm 2005 TTCM Trần Thị Hồng

File đính kèm:

  • docbai 4 lop 6.doc
Giáo án liên quan