I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
Học sinh hiểu được định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
2.Thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, niềm tin vào pháp luật
3. Kỹ năng:
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo pháp luật
II/ PHƯƠNG PHÁP
· Phương pháp diễn giải
· Tự học tìm hiểu theo nhóm
· Thảo luận
· Tở chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
· SGK, Sách GV GDCD 8
· Sơ đồ hệ thống pháp luật
· Hiến pháp và một số Bộ luật
· Một số câu chuyện pháp luật liên quan đến đời sống hằng ngày của HS như các` tấm gương chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 21 Tiết 30: Pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/4/2007
Bài: 21 Tiết: 30 PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
Học sinh hiểu được định nghĩa đơn giản về pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
2.Thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, niềm tin vào pháp luật
3. Kỹ năng:
Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống, làm việc theo pháp luật
II/ PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp diễn giải
Tự học tìm hiểu theo nhóm
Thảo luận
Tở chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
SGK, Sách GV GDCD 8
Sơ đồ hệ thống pháp luật
Hiến pháp và một số Bộ luật
Một số câu chuyện pháp luật liên quan đến đời sống hằng ngày của HS như các` tấm gương chấp hành pháp luật, bảo vệ pháp luật
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 Phút)
Câu hỏi: Đánh dấu các quyền và nghĩa vụ sau đây được quy định trong Hiến Pháp 1992 với đối tượng là công dân – Học sinh (dưới 18 tuổi)
Quyền
Đúng
Nghĩa vụ
Đúng
- Quyền có quốc tịch
- Quyền tự do kinh doanh
- Quyền sáng tác nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác
- Quyền học tập
- Nghĩa vụ quân sự
- Nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ Tổ chức Nhà nước, lợi ích công cộng
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp
- Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Trong những bài học về quyền và nghĩa vụ của công dân em đã biết rằng Nhà nước không chỉ ban hành văn bản pháp luật quy định những quyền nghĩa vụ đó, mà còn bảo đảm thi hành chúng bằng nhiều biện pháp. Theo cách đó, nhà nước thiết lập một khuôn khổ pháp luật và một môi trường thi hành pháp luật. Trong đó mỗi công dân, mỗi tổ chức phải biết mình:
- Có quyền làm gì?
- Phải làm gì?
- Không được làm gì?
- Làm như thế nào?
Để: - Phù hợp với yêu cầu lợi ích của người khác và xã hội
- Không làm hại đến tự do, lợi ích của người khác và xã hội
- Nhà nước với các quy tắc, chuẩn mực pháp luật là công cụ chủ yếu để điều hành xã hội
Như vậy với tư cách là học sinh trung học cơ sở, các em phải làm gì? Thái độ như thế nào?
Để giúp các em hiểu về pháp luật và làm đúng pháp luật chúng ta học bài học hôm nay.
b. Bài mới
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU CÁC MỤC ĐẶT VẤN ĐỀ
GV: Cho HS giải quyết các tình huống đặt vấn đề
GV: Lập bảng
Điều
Bắt buột công dân phải làm
Biện pháp xử lí
74
189
Cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo
Huỷ hoại rừng
- Cải tạo không giam giữ 3 năm tù
- Phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm
- Phạt tiền
- Phạt tù
GV: Đặt câu hỏi tiếp:
Những nội dung trong bảng thể hiện vấn đề gì?
GV: Giải đáp, giải thích
GV: Cho HS tự rút ra bài học
GV: Kết luận, chuyển ý
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC.
GV: Đàm thoại để giúp HS hiểu được pháp luật là gì?
GV: Giải thích về việc thực hiện đạo đức và thực hiện pháp luật
GV: Dùng sơ đồ sau để giải thích
GV: Đặt câu hỏi.
1/ Cơ sở hình thành đạo đức pháp luật?
2/ Biện pháp thực hiện đạo đức pháp luật?
3/ Không thực hiện sẽ xử lí như thế nào?
GV: Gợi ý HS trả lời tìm hiểu nội dung khái niệm
Đạo đức
Pháp luật
- Chuẩn mực đạo đức xã hội đúc kết từ việc thực tế cuộc sống và nguyện vọng nhân dân
- Tự giác thực hiện
- Sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rức
- Do Nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản
- Bắt buộc thực hiện
- Phạt cảnh cáo
- Phạt tù
- Phạt tiền
GV: Tiếp tục đặt câu hỏi.
1/ Nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao?
2/ Cơ quan, xí nghiệp, nhà máy đề ra các quy định để làm gì? Vì sao?
3/ Xã hội đề ra pháp luật để làm gì?
GV: Từ nhận xét trên, rút ra khái niệm pháp luật
GV: Yêu cầu HS nhắc lại
GV: Chốt lại tiết 1, củng cố
HS: Đọc một lần nội dung
HS: Dựa vào phương án đã chọn để điền các nội dung vào bảng
HS: Cả lớp nhận xét
HS: Trả lời ý kiến cá nhân
* Mọi người phải tuân theo pháp luật
* Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí
Bài học:
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung
- Có tính bắc buộc
1/ Khái niệm:
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế
5/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai 21 Phap luat nuoc cong hoa xa hoi chu nghia Viet Nam.doc