I.Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ; hiểu được vị trí , vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 .
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
b. Kĩ năng sống:
-KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-KN phân tích so sánh
-KN ứng xử, giao tiếp
-KN giải quyết vấn đề
-KN thể hiện sự tự tin
-KN lắng nghe tích cực
3. Thái độ:
- Có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật .
II.Tài liệu và phương tiện dạy học: - Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại , giảng giải.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
- Kĩ thuật đọc tích cực.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 20: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 / 1 /2013
Tuần 28 - Tiết 28
Bài 20 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( Tiết 1)
I.Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm được Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ; hiểu được vị trí , vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 .
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
b. Kĩ năng sống:
-KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-KN phân tích so sánh
-KN ứng xử, giao tiếp
-KN giải quyết vấn đề
-KN thể hiện sự tự tin
-KN lắng nghe tích cực
3. Thái độ:
- Có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật .
II.Tài liệu và phương tiện dạy học: - Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Hiến pháp nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại , giảng giải.
- Nghiên cứu trường hợp điển hình
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
- Kĩ thuật đọc tích cực.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
8A1
8A2
8A3
8A4
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận của công dân ? Hãy kể ra các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng mà công dân có thể đóng góp ý kiến , thắc mắc , phản ánh nguyện vọng của mình với Đảng , Nhà nước .Cho ví dụ
HS trả lời :
+ Là quyền của công dân tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước,XH. ( 4đ)
+ Các chuyên mục:
- Thư bạn đọc - ý kiến nhân dân - Diễn đàn nhân dân - Trả lời bạn nghe đài
- Hộp thư truyền hình - Đường dây nóng - Hòm thư góp ý - ý kiến người xây dựng - ý kiến bạn đọc - Chuyên mục người tốt ,việc tốt - Bạn đọc viết (6đ)
3. Bài mới:
Chúng ta vừa nghiên cứu xong một số quyền và nghĩa vụ của công dân, những nội dung này là những quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Vậy Hiến pháp là gì ? Vị trí và ý nghĩa của Hiến pháp như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của G và H
Nội dung
Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
Tổ chức đàm thoại với học sinh
Treo bảng phụ - Yêu cầu HS đọc
- Điều 65 Hiến pháp 1992
- Điều 6 Luật Chăm Sóc và GD trẻ em
- Điều 2 Luật hôn nhân và GĐ
Treo bảng phụ
? Trên cơ sở quyền trẻ em đã học , em hãy nêu một điều trong luật bảo vệ , chăm sóc , giáo dục trẻ em , mà theo em đó là sự cụ thể hoá điều 65 của hiến pháp ?
- Điều 7 luật bảo vệ , chăm sóc , giáo dục trẻ em “trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ ”
- Điều 10 “Trẻ em có quy ền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập ”
- Điều 5 : “trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch ”
HS lấy thêm ví dụ
Bài 12: HP 1992 Điều 64
Luật HN và GĐ Điều 2
Bài 16 : HP 1992 Điều 58
BLDS Điều 175
Bài 17 : HP Điều 17,18
BLHS Điều 144
HS rút ra bài học
? Ngoài 6 điều đã nêu ở trên , theo em còn có điều nào trong luật Chăm sóc, bảo vệ và GD trẻ em được cụ thể hoá trong điều 65 của Hiến Pháp ?
? Từ điều 65, điều 146 của Hiến pháp và các điều luật , em có nhận xét gì về Hiến Pháp và luật hôn nhân gia đình, luật BV,CS và GD trẻ em ?
GV đánh gía , kết luận, cùng học sinh rút ra bài học .
Chuyển ý :Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, nhà nước ta đã ban hành mấy văn bản hiến pháp và vào những năm nào ? Để nắm rõ vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung sau:
Đàm thoại cùng học sinh , học sinh trao đổi và giới thiệu sơ lược về sự ra đời của Hiến Pháp
? Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời từ khi nào ? Có sự kiện lịch sử nào ?
-> Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời năm 1946:Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà nước ban hành Hiến pháp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
-> Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam
- Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước
- Hiến pháp 1992 : Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước.
-> Hiến pháp 1959,1980, 1992: Là sự sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
? Vì sao có Hiến pháp 1959,1980 và 1992 ?
? Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 gọi là sự ra đời hay sửa đổi Hiến pháp ?
Tóm tắt và kết luận :
- Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp,trong đó Hiến pháp 1959,1980 và 1992 là sửa đổi và bổ sung
- Hiến pháp là sự thể chế hoá đường lối , chính sách chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kỳ , từng giai đoạn .
? Qua phần tìm hiểu mục đặt vấn đề em hiểu Hiến pháp là gì ?
Nhận xét ,chốt lại, rút ra bài học 1
Yêu cầu HS đọc
GV cùng học sinh tìm hiểu nội dung của Hiến pháp
Yêu cầu HS đọc nội dung ( Điều 2- Hiến pháp 1992- SGK-56 )
Qua điều 2 ( HP 1992). Hãy cho biết : Nội dung cơ bản của của Hiến pháp năm 1992 quy định về những vấn đề gì ?
Nhận xét ,chốt lại.
Yêu cầu 1 HS đọc
Chốt lại nội dung tiết 1 :
Hiến pháp là đạo luật quan trọng của Nhà nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
-> Giữa Hiến pháp và các điều luật có liên quan đến nhau, mọi văn bản pháp luật để phải phù hợp với Hiến Pháp và cụ thể hoá Hiến pháp .
* Bài học:
- Khẳng định Hiến pháp là cơ sở , là nền tảng của hệ thống pháp luật Việt Nam .
II- NỘI DUNG BÀI HỌC .( 15’)
1- Hiến pháp:
- Là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp .
2- Nội dung cơ bản của Hiến Pháp 1992.
- Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước : Bản chất nhà nước, chế độ chíng trị ,chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước.
4.Củng cố:
GV: Đặt câu hỏi : Hiến pháp là gì ? Hiến pháp gồm những nội dung cơ bản nào ?
HS : Trả lời ( đọc lại nội dung bài học 1 và 2 SGK )
GV : Phát phiếu bài tập cho HS làm bài tập 1 –SGk-57
HS : Đọc yêu cầu bài tập và trả lời vào bảng sau trong phiếu học tập.
Bảng 1
Các lĩnh vực
Điều luật
Chế độ chính trị
2
Chế độ kinh tế
15,23
Văn hoá, GD, khoa học công nghệ
40
Quyền và nghĩa vụ của công dân
52,57
Tổ chức bộ máy nhà nước .
101,134
-GV thu phiếu học tập, chấm điểm lấy điểm kiêm tra thường xuyên.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học 1,2
- Tìm hiểu kỹ phần nội dung của Hiến Pháp
- Làm các bài tập ở nhà .
- Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2.
V. Rút kinh nghiệm:
Về phương pháp:...
Về nội dung:..
Về thời gian:..
Về phương tiện:
File đính kèm:
- cd8(8).doc