I- Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và phân biệt nọi dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
2. Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ quyền và lợi ich của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3. Thái độ: Thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Hiến pháp 1992 (Điều 74) + SGK
- Luật khiếu nại, tố cáo- điều 4,5,6,9, 30, 31).
- Bảng so sánh quyền khiếu nại, tố cáo.
III- Các hoạt động chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
+ HS1: Làm BT2 (sgk tr 49) trên bảng.
Trả lời: a) – Điểm đúng của ông Tám: Giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi tài sản được giao.
- Điểm chưa đúng: sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lí vào công việc bất hợp pháp (in thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi), vì mục đích kiếm lời cho cá nhân.
b) Người quản lí tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí
+ HS2: trả lời câu hỏi BT3, sgk tr 49: HS chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng như thế nào?
Trả lời:
Khi được Nhà trường giao quản lí, sử dụng tài sản nhà trường (bàn, ghế, điện, nước, phòng học, cây xanh.)thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Không được phá hoại, lãng phí hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10192 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn: 4/3/09
Bài 18:
QUYEÀN KHIEÁU NAÏI, TOÁ CAÙO CUÛA COÂNG DAÂN
I- Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và phân biệt nọi dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân..
2. Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ quyền và lợi ich của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
3. Thái độ: Thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Hiến pháp 1992 (Điều 74) + SGK
- Luật khiếu nại, tố cáo- điều 4,5,6,9, 30, 31).
- Bảng so sánh quyền khiếu nại, tố cáo.
III- Các hoạt động chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (5ph)
+ HS1: Làm BT2 (sgk tr 49) trên bảng.
Trả lời: a) – Điểm đúng của ông Tám: Giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi tài sản được giao.
- Điểm chưa đúng: sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lí vào công việc bất hợp pháp (in thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi), vì mục đích kiếm lời cho cá nhân.
b) Người quản lí tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí
+ HS2: trả lời câu hỏi BT3, sgk tr 49: HS chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng như thế nào?
Trả lời:
Khi được Nhà trường giao quản lí, sử dụng tài sản nhà trường (bàn, ghế, điện, nước, phòng học, cây xanh..)thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Không được phá hoại, lãng phí hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân.
3. Giới thiệu bài mới: (3ph): Em sẽ xử lí như thế nào trong các tình huống sau:
1- Em biết người cắt trộm dây điện cao thế ở khu vực em đang sống.
2- Em bị bạn A cùng trường đánh mà không rõ lí do.
HS nêu cách xử lí, GV bổ sung ngắn gọn: Tình huống 1: Tố cáo; Tình huống 2: Khiếu nại → Để hiểu rõ về 2 quyền này chúng ta tìm hiểu bài 18:
Tg
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
15 ph
15 ph
HĐ1: P2 xử lí tình huóng, phân tích, so sánh → Tìm hiểu và phân biệt nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo.
* HS trả lời 3 tình huống SGK tr 50.
* GV hỏi thêm về mục đích khiếu nại, tố cáo và kết luận:
- TH1: Báo cho cơ quan có thẩm quyền biết để xử lí địa điểm vi phạm pháp luật.
- TH2: Báo cho bạn An biết và tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền biết để xử lí hành vi vi phạm pháp luật.
- TH3: anh H sẽ khiếu nại về quyết định của giám đốc để biết rõ lí do thôi việc làm thiệt hại đến quyền lợi của bản thân.
→ TH1, TH2: thực hiện quyền tố cáo.
TH3: thực hiện quyền khiếu nại.
H1: + Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại?
+ Em hiểu thế nào là quyền tố cáo?
→ HS ghi vở, đọc lại ý 1,2 sgk tr50.
* GV SD bảng so sánh 2 quyền này:
♦ Gọi 1HS lên bảng lắp ráp nội dung so sánh (đã in sẵn A4) phù hợp với quyền khiếu nại và quyền tố cáo: (TLCD in riêng)
♦ Cả lớp SD phiếu học tập cá nhân (2 phút):
- Tổ 1.2: Quyền khiếu nại (Người thực hiện, đối tượng / cơ sở. mục đích khiếu nại, hình thức).
- Tổ 3,4: Quyền tố cáo (Người thực hiện, đối tượng / cơ sở. mục đích tố cáo, hình thức).
* Thu mỗi tổ 2 HS nhanh nhất để sửa chữa và chấm điểm → Hoàn chỉnh bảng so sánh.
* GV tổng hợp điểm giống nhau của 2 quyền
HĐ2: P2 kích thích tư duy → Ý nghĩa của quyền khiếu nại, quyền tố cáo và trách nhiệm của công dân.
* HS đọc điều 74, HP 1992 (sgk tr 51)
H2: Vì sao Hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
* HS dựa vào bảng so sánh trên để phân tích.
* GV kết luận, hướng dẫn ghi vở (bổ sung ý 3- sgk 51)
* HS đọc điều 4, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 + GV đọc điều 5,6 Luật Khiếu nại, tố cáo (SGV tr101):
H3: điều 74 (HP 1992) + Các điều 4,5,6(Luật KN,TC) nói lên điều gì? → (3): Trách nhiệm của Nhà nước
H4: Trách nhiệm của công dân được pháp luật qui định như thế nào?
* HS đọc điều 30,31,33 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 (sgk tr 51, 52)
H5: Muốn sử dụng đúng đắn quyền này CD phải làm gì?
* GV mở rộng: nêu phạm vi của người thực hiện quyền khiếu nại (SGV tr 98): Người khiếu nại phải là người từ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi. (Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, có thể thông qua người đại diện để khiếu nại).
I- Đặt vấn đề: SGK- 50.
- TH1, TH2: Quyền tố cáo.
- TH3: Quyền khiếu nại.
II- Nội dung bài học:
1/ Nội dung quyền khiếu nại và tố cáo.
* Quyền khiếu nại: Ý 1 (SGK- 50).
* Quyền tố cáo: Ý 2 (SGK-50).
♣ Phân biệt quyền khiếu nại và tố cáo:
(Lập bảng so sánh- Giấy Ao)
2- Vì sao Hiến pháp qui định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo?
- Ý nghĩa: đây là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định tại điều 74, Hiến pháp 1992.
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
- Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân tham gia quản lí, giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3/ Trách nhiệm của Nhà nước và công dân.
* Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (Điều 74- Hiến pháp 1992)
* Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng. Muốn vậy, công dân phải tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức để có thể sử dụng đúng đắn 2 quyền này.
4- Luyện tập (5ph): P2 đóng vai → Thể hiện rõ nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo: * Đóng vai thời gian 2 phút, theo tình huống sau: Lúc tan học, bạn B lấy cắp xe đạp của bạn An cùng trường (để sai vị trí qui định và xe không khoá), rồi cùng với bạn T lớp khác thản nhiên đi vềBạn Thắng nhận ra đó là xe của bạn An bị mất và đã nói cho bạn An biết là bạn T lấy cắp xe của An Nhà trường đã thi hành kỉ luật đối với 2 bạn B và T.Bạn T tỏ thái độ không đồng ý với quyết định của nhà trường.
Hỏi: Em hãy nhận xét hành vi của bạn Thắng và bạn B. (Thể hiện quyền gì?).
Kết luận: Thực hiện đúng đắn quyền khiếu nại tố cáo của công dân nước khác sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, giúp Đảng và nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên cả nước. Trên cơ sở đó kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Xây dựng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và nhà nước, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
5- HDHT (2ph): Ôn tập các bài HKII, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
* Bảng phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo:
Nội dung
Khiếu nại
Tố cáo
1. Người thực hiện (ai)?
Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm
Bất cứ công dân nào
2. Đối tượng (vấn đề gì)?
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính
Hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước
3. Cơ sở (vì sao)?
Quyền và lợi ích bản thân người khiếu nại
Gây thiệt hại đến nhà nước, tổ chức và công dân
4. Mục đích (để làm gì)?
Khôi phục quyền, lợi ích người khiếu nại
Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức cơ quan, công dân.
5. Hình thức
Trực tiếp, đơn thư, báo, đài
Trực tiếp, đơn thư, báo, đài
Giống nhau
- Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.
- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
* Sử dụng luật khiếu nại tố cáo 2005 (Điều 5, 6, 9): SGV/Tr.101, để bổ sung vào bài giảng.
File đính kèm:
- Bai 18 Quyen khieu nai to cao cua cong dan.doc