Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức: HS hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân.

 2. Kỹ năng: Học sinh cách tự bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

 3. Thái độ: Hình thành, bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng TS của mọi người; Đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

II. CHUẨN BỊ.

 - Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

 - Sơ đồ nội dung quyền sở hữu.

 - Gương tốt có liên quan nội dung bài học.

 - Những câu ca dao, tục ngữ về đức tính thật thà, trung thực trong cuộc sống, đặc biệt đối với HS.

II. TIẾN TRÌNH.

 A. Ổn định tổ chức:

 B. Kiểm tra bài cũ.

? Vì sao phải phòng ngừa TNVK. ?

? Quy định của pháp luật về phòng ngừa . ?

 3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngày soạn Ngày giảng Bài 16. quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: HS hiểu nội dung của quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân. 2. Kỹ năng: Học sinh cách tự bảo vệ quyền sở hữu tài sản. 3. Thái độ: Hình thành, bồi dưỡng cho HS ý thức tôn trọng TS của mọi người; Đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu. II. Chuẩn bị. - Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. - Sơ đồ nội dung quyền sở hữu. - Gương tốt có liên quan nội dung bài học. - Những câu ca dao, tục ngữ về đức tính thật thà, trung thực trong cuộc sống, đặc biệt đối với HS. II. Tiến trình. A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ. ? Vì sao phải phòng ngừa TNVK.. ? ? Quy định của pháp luật về phòng ngừa ... ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Đạt vấn đề - GV yêu cầu HS đọc các phần trong mục I - (HS đọc) ? Theo em, trong số: người chủ chiếc xe máy, người được giao giữ xe, người mượn xe, ai có quyền: Giữ gìn bảo quản xe; Sử dụng xe để đi; Bán, tặng, cho người khác mượn. - Người chủ chiếc xe máy - Bán, tặng, cho người khác mượn. - Người được giao giữ xe - Giữ gìn bảo quản xe. - Người mượn xe - Sử dụng xe để đi ? Người chue xe máy có quyền gì ? (Em hãy chọn các mục tương ứng) 1. Cất giữ trong nhà a. Chiếm hữu 2. Dùng để đi lại, chở hàng. b. Sử dụng 3. Bán, tặng, cho, mượn. c. Định đoạt 1. Cất giữ trong nhà a. Chiếm hữu 2. Dùng để đi lại, chở hàng. b. Sử dụng 3. Bán, tặng, cho, mượn. c. Định đoạt - GV giải thích: + Chiếm hữu: là chiếm hữu tài sản. + Định đoạt: là quyết định số phận tài sản + Sử dụng: là dùng đúng mục đích. II. Nội dung bài học - GV yêu cầu HS đọc Điều 58 – Hiến pháp năm 1992 và Điều 175 – Bộ luật Dân sự. - (HS đọc) ? Quyền sử hữu là gì ? 1. Quyền sở hữu của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. ? Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Trong 3 quyền thì quyền nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 2. Quyền sử hữu tài sản gồm: - Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. - Quyền sử dụng: Khái thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản. - Quyền định đoạt: Quyết định đối tượng với tài sản như mua, tặng, cho. ? Công dân có các quyền sở hữu nào ? 3. Công dân có các quyền: - Thu nhập hợp pháp. - Để dành của cải. - Sở hữu nhà ở. - Sở hữu tư liệu sinh hoạt. - Sở hữu vốn và tài sản trong cac doanh nghiệp. ? Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân theo quy định của pháp luật ? Ví dụ 4. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác. - Nhặt được của rơi trả lại người mất. - Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. - Khi mượn giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu. Nừu làm hoảng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản. - Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định. III. Bài tập 1. BT1/46/SGK: ? Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người nào đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy ? - Em se làm động tác để người có tài sản biết mình bị mất cắp và sau đó giải thích và khuyên bạn. - Vì người có tài sản phải lao động vất vả để có tiền, không nên vi phạm tài sản của họ và ha hành vi đấy là không thật thà và tội đó là tội ăn cắp sẽ bị pháp luật trừng trị. 2. BT 5/47/SGK: ? Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung về tôn trọng tài sản của người khác. * Tục ngữ: - Cha chung không ai khóc. - Ăn một miếng, tiếng cả đời - Lòng tham không đáy. * Ca dao: - Chim tham ăn sa vào vòng lưới Cá tha, mồi mắc phải lưỡi câu. - Của mình thì giữ bo bo, Của người thì để cho bò nó ăn. D. Củng cố - GV tổ chức cho HS trò chơi sắm vai. - GV đưa ra tình huống ở BT 2/SGK. - GV kết luận toàn bài: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là những lợi ích và trách nhiệm pháp lí rất thiết thực của mỗi người trong cuộc sống. Trách nghiệm của mỗi công dân là phải sử dụng chúng một cách đúng đắn để đem lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và xã hội. Đồng thời không xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người khác, của tổ chức hay nhà nước. - HS xây dựng kịch bản, lời thoại và phân vai. E. Hướng dẫn về nhà: - Làm các bài tập còn lại trong SGK. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao liên quan đến bài học. - Đọc trước bài 17. G. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGA GDCD8Bai 16.doc