Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại ; phần biệt được tính chất nguy hiểm của các vũ khí , chất dễ cháy , dễ nổ và các chất độc hại khác ; có được các biện pháp phòng ngừa tai nạn; nhận biết được được các biện pháp phòng ngừa của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên .
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại .
b. Kĩ năng sống:
HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra. Biết đề suất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí . cho bản thân và người khác, biết ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy nổ hoặc chất độc hại gây ra.
3. Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại ; nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa .
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17470 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,nổ và các chất độc hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9H6583 bốc cháy tại khu chợ thôn Đại Bái , huyện Gia Bình , Bắc Ninh . Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định là trên xe có trở thuốc súng . Vụ cháy làm 88 người chết và hàng chục người khác bị thương.
GV cho học sinh quan sát hai bảng :
Năm
Sơ suất , bất cẩn
Vi phạm quy đinh PCCC
Sự cố kỹ thuật
Ghi chú
Số vụ
Tỉ lệ %
Số vụ
Tỉ lệ %
Số vụ
Tỉ lệ %
1998
778
66.5
72
61
321
1999
383
38.7
23
2.32
301
32.4
2000
426
37.4
113
9.92
388
26.43
2001
468
36.2
89
6.89
406
30.03
2002
448
35.36
117
9.32
32.04
TB
502.6
42.36
82.8
6.89
283.2
24.18
Hoạt động của G và H
Nội dung
? Lí do vi sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn ? Thiệt hại đó như thế nào ?
- Chiến tranh kết thúc, những bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị
- Thiệt hại : Tại Quảng Trị từ 1985-1995 có 474 người chết va bị thương trong đó 65 người chết vì bom mìn.
? Những thiệt hại về cháy trong thời gian 1998- 2002 là như thế nào ?
-> Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có 5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệu đồng.
? Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc ?
-> Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ , có 246 người tử vong (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết)
Nguyên nhân: Thành phần thuốc sâu , ca nóc , nhiều lý do khác.
? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các thông tin trên ?
- Hiểu được tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy , nổ và chất độc hại
-Phải có biện pháp phòng tránh
-Trách nhiệm của bản thân.
Kết luận : Các tai nạn do vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm . Vì vậy cần có những quy định của pháp luật để phòng ngừa .
Đọc cho HS nghe thông tin mới nhất về các vụ tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại năm 2008
Theo số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy, trong năm 2009, cả nước xảy ra 1.948 vụ cháy và 18 vụ nổ, trong đó có 271 vụ cháy rừng. Cháy nổ làm chết 78 người, bị thương 187 người, thiệt hại tài sản ước tính 500 tỷ đồng và 1.373 ha rừng.
- Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên quan đến thực phẩm. Tổng kết về tình hình ngộ độc thực phẩm năm 2010 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho thấy năm 2010 cả nước có 63 vụ ngộ độc lớn (hơn 30 người/vụ). Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2000, ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 70%) thì tới năm 2010, ngộ độc vi sinh vật thấp đi (<50%), ngộ độc chủ yếu do hóa chất (hơn 60%).
G: Tổ chức cho HS thảo luận sự nguy hiểm và nguyên nhân tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra.
Chiếu các câu hỏi lên máy hoặc ghi vào bảng phụ.
GV: Giao câu hỏi cho từng nhóm
Nhóm 1: Hành vi vi phạm pháp luật( cho biết ý kiến đúng) vì sao?
a, Buôn bán vũ khí, chất nổ
b. Dùng mìn đánh cá
c. Dùng vũ khí giết người, cướp của
đ. Đi vào khu vực cấm, bãi mìn, khu quân sự
e.Đập, phá, cưa các loại bom đạn cũ lấy thuốc để bám.
g. Đốt rừng làm nương rẫy
h. Khai thác rừng bừa bãi
i. Sơ suất, bất cẩn khi sử dụng vũ khí, chất cháy.
k. Sự cố kỹ thuật
n. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sai qui định.
m. Ăn các loại cá có chất độc.
p. Bắn pháo hoa ngày lễ tết
q. Dùng súng truy bắt tội phạm
Nhóm 2: Sự nguy hiểm của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hai.
Em cho biết ý kíến đúng? Vì sao?
a. ảnh hưởng sức khỏe.
b. Thiệt hại tài sản cá nhân, gia đình, quốc gia.
c. Gây tàn phế
d. Tài nguyên cạn kiệt
e. Ô nhiễm môi trường
g. Chết người
Nhóm 3:Nguyên nhân dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy bổ và các chất độc hại.
Em cho biết ý kiến đúng và giải thích vì sao ?
a. Thiếu hiểu biết
b. Không tôn trọng pháp luật
c. Tham lam
d. Bất chấp nguy hiểm
e. Cố ý gây tội ác
g. Nghèo khổ, kinh tế tế khó khăn.
h. Do chiến tranh
i. Sơ suất, bất cẩn.
k. Vi phạm qui định về PCCC
m. Thiếu trách nhiệm
n. Sự cố kỹ thuật
p. Nhà trường ít phổ biếnqui định pháp luật
Nhận xét kết quả của từng nhóm, nhận xét, bổ sung.
? Hãy cho biết tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy, nổ và các chất độc hại ? Nó có ảnh hưởng gì tới môi trường sống ?
Chốt lại ý 1 nội dung bài học .
Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3 SGK .
? Vậy để hạn chế được những hậu quả do cháy nổ gây ra ?Nhà nước đã ban hành những quy định gì ?
Chốt lại điểm 2 nội dung bài học .
Đọc cho HS nghe Điều 232 ( Bộ luật hình sự 1999)
Cho học sinh xử lý tình huống bài tập 4 - SGK giúp HS biết cách hành động phù hợp với quy định về phòng ngừa
G: Trong tình huống a,b,c cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm
- Tình huống d, cần báo ngay cho người có trách nhiệm .
Qua phân tích tình huống trên giúp các em hiểu được trách nhiệm của bản thân mỗi người trong việc phòng ngừa cháy nổ.
? Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra ?
Hướng dãn giải bài tập SGK
Cho học sinh làm bài tập củng cố.
Treo bảng phụ bài tập sau:
Trong các hành vi sau , hành vi nào vi phạm pháp luật ?
- Dùng mìn đánh cá
- Buôn, bán vũ khí
- Cưa, đục bom mìn cũ
- Đốt rừng làm nương , rẫy
- Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định
- ăn các loại cá có nọc độc
- Bắc pháo hoa ngày lễ tết
- Dùng súng truy bắt tội phạm
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
? Hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra ?
Nhận xét kết luận
I- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Tình hình tai nạn vũ khí, cháy, nổ
* Nguyên nhân:
Bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị.
Thành phần thuốc sâu , ca nóc , nhiều lý do khác.
* Thiệt hại:
- Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có 5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệu đồng.
- Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ , có 246 người tử vong (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết)
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1- Tác hại :
- Gây tổn thất lớn về người,về của, ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội.
2- Các quy định của nhà nước
- Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dũng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại.
- Người được chuyên chở phải có chuyên môn, phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
- Chỉ cơ quan, tổ chức cá nhân có nhiệm vụ mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, phóng xạ và độc hại.
HS ghi vở
3- Trách nhiệm của công dân, học sinh. .
- Tự giác tìm hiểu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
III. BÀI TẬP :
1- Bài tập 1:
- Dùng mìn đánh cá
- Buôn , bán vũ khí
- Cưa , đục bom mìn cũ
- Đốt rừng làm nương , rẫy
- Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định
2- Bài tập 2 ( SGK- 43)
- Gây ra cháy nổ
- Dẫn đến chết người
- Thiệt hai tài sản
- ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.
4.Củng cố:
GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai)
- TH1: Đ và T tình cớ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường , Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đi chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ can ngăn nhưng T không nghe .
- TH2: nhà H trồng một ruộng dưa chuột . M về nhà H chơi rủ H ra vườn hái dưa ,H can ngăn M và nói : “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không để ăn mà để bán , muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ”
HS : Các nhóm phân vai, kịch bản, lời thoại và thể hiện tiểu phẩm.
Cả lớp nhận xét tiểu phẩm các nhóm
GV :Giải đáp , đánh giá
GV : Kết luận toàn bài: Đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh. Một trong những hậu quả để lại là nạn súng đạn , mìn còn rơi xót lại. Ngày nay chúng ta đang phải đối phó với những tai nạn khủng khiếp này. Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng phức tạp và càng nghiêm ngặt. Vì vậy HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này
- Xem trước bài 16
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nước ta đã tham gia 16 công ước có liên quan về an toàn - vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế. Được tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các quốc gia thành viên ASEAN đánh giá đã có những hoạt động thiết thực, theo hướng tuân thủ luật pháp quốc tế và đã lựa chọn Việt Nam để phối hợp tổ chức một số hội nghị cấp quốc tế và khu vực.
Năm 2008, công tác quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động ở nước ta đã được các cấp, các ngành và địa phương đặc biệt chú trọng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chú ý đầu tư hơn; các hoạt động cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nông nghiệp được triển khai sâu rộng hơn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ hàng năm (ATVSLĐ- PCCN), Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo các địa phương tổ chức thành công 10 lần, Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN (từ năm 1999 đến 2008).Năm 2009, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN sẽ diễn ra từ ngày 15- 21/3/2009. Lễ phát động Tuần lễ lần thứ 11 được tổ chức vào sáng 15/3/2009 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với chủ đề:”Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ”.Góp phần ngăn chặn TNLĐ, BNN và sự cố cháy nổ, thực hiện thành công chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Thông tin : Chiều 6/10, TTXVN dẫn lời Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh về vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình: khoảng 11h40’ trưa 6/10, tại khu vực phía sau khán đài C, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội xảy ra cháy 2 container chứa pháo hoa, làm 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Nguyên nhân của vụ cháy nổ được xác định là do sơ xuất trong quá trình vận chuyển.
V. Rút kinh nghiệm:
Về phương pháp:...
Về nội dung:..
Về thời gian:..
Về phương tiện:
Duyệt tuần 22
Ngày. Tháng. Năm 2014
Nguyễn Thị Xuyến
File đính kèm:
- cd8(1).doc