I-MỤC TIÊU:
1. Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
2. Phát biểu được dặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
3. Bố trí thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây kín theo hai cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay. Dùng đền LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện.
4. Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
II/ CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh
· 1 cuộn dây kín có hai bóng đèn LED mắc song song, ngược chiều vào mạch điện.
· 1 nam châm vĩnh cửu có thể quay quanh một trục thẳng đứng.
· 1 mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.
46 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tuần 19 đến tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu sắc khác nhau.
Trình bày và phân tích được TN phân tích anhs áng bằng lăng kính để rút ra kết luận.
Trình bày và phân tích được TN ánh sáng trắng bằng đĩa CD để rút ra được kết luận.
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm học sinh
1 lăng kính tam giác đều.1 màn chắn trên có khoét một khe hẹp,1 bộ các tấm lọc màu xanh,đỏ,nửa đỏ nửa xanh, 1 đĩa CD, 1 đèn phát ánh sáng trắng.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(20phút) Tìm hiểu việc phân tích chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
Đọc tài liệu để nắm được cách làm các TN .
Làm TN 1 SGK :quan sát khe sáng trắng qua một lăng kính .mô tả bằng lời và ghi vào vở hình ảnh quan sát được để trả lời cho C1 (ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng trắng ;sau lăng kính ta quan sát được một dãi màu).
Làm TN 2a SGK(quan sát các ánh sáng màu riêng rẽ trong dãi màu cầu vòng )theo tiến trình :
Tìm hiểu mục đích TN .
Dự đoán kết quả thu được nếu chắn chùm sáng bằng một tấm lọc màu đỏ,rồi màu xanh .
Quan sát hiện tượng và kiểm tra dự đoán ở trên .
Ghi câu trả lời cho một phần C2 vào vở .
Làm TN 2b SGK (quan sát dãi màu qua tấm lọc nữa trên đỏ, nữa dưới xanh)theo trình tư :
Tìm hiểu mục đích TN.
Nêu cách làm TN và dự đoán kết quả .
Quan sát hiện tượng và kiểm trả dự đoán .
Ghi cây trả lời cho phần còn lại của C2 vào vở
Trả lời C3 và C4.
Cá nhân suy nghĩ và nêu ý kiến.
Thảo luận nhóm để đi đến câu trả lời chung.
Hướng dẫn HS đọc tài liệu và làmTN 1 SGK:
Quan sát cách bố trí TN.
Quan sát hiện tượng xảy ra .
Mô tả hình ảnh quan sát được.
Phải đặt các câu hỏi để định hướng sự quan sát và sự mô tả hiện tượng của HS .ví dụ:quan sát sự bố trí của các khe,của lăng kính và của mắt ;mô tả xem ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng gì,ánh sáng mà ta nhìn thấy được sau lăng kính là ánh sáng gì?
Hướng dẫn HS làm TN 2a SGK:
Nêu mục đíh TN (thấy rõ sự tách các dãi màu riêng rẽ).
Hỏi về cách làm TN(dùng các tấm lọc màu để chắn chùm sáng.các tấm lọc này có thể đặt trước mắt hoặc trước khe.
Yêu cầu HS nêu dự đoán .
Cho HS quan sát ,nêu kết quả kiểm tra dự đoán và ghi câu trả lời của C2 vào vở .
Chú ý là khi dùng tấm lọc màu đỏ ,ta sẽ vẫn thấy một quang phổ liên tục màu nhờ nhờ,nhưng vạch đỏ thì sáng rõ .điều đáng chú ý là vị trí của vạch màu xanh sáng rõ. Khi dùng tấm lọc màu xanh thì thấy vạch màu xanh sáng rõ.
Hướng dẫn HS làm TN 2b SGK :
Nêu mục đích của TN là thấy rõ sự ngăn cách giữa dãi màu đỏ và dãi màu xanh.
Hỏi về cách làm TN (dùng tấm lọc nữa đỏ ,nữa xanh để có thể quan sát được đồng thời vị trí của hai dãi sáng màu đỏ và màu xanh ).
Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng (
C1: Dải màu có nhiều màu nằm sát cạnh nhau.Ở bờ này là màu đỏ,rồi đến màu da cam,vàng...Ở bờ bên kia là màu tím.
C2:-Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ thì thấy có vạch đỏ,bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh;hai vạch này không cùng nằm một chỗ.
-Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ,nửa dưới màu xạnh thì thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.
C3:Bảng thân lăng kính là một khối chất trong suốt không màu,nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc màu được.
Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm màucho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này lại nhuộm màu xanh,chỗ kia chỉ nhuộm màu đỏ?Trong khi đó các vùng mà tia sáng đi qua trong lăng kính có tính chất hoàn toàn như nhau.
Như vậy chỉ có ý kiến thứ hai là đúng.
C4:Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng.Sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu.Như vậy,lăng kính đã phân tióch từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu,nên ta nói TN1 là TN phân tích ánh sáng trắng.
Hoạt động 2:(15phút) Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
Làm TN 3
Trả lơì C5,C6 và ghi vào vở.
Hướng dấnH làm TN3.
Giới thiệu tác dụng phân tích ánh sáng của đĩa CD và cách quan sát ánh sáng đã được phân tích.
Yêu cầu HS quan sát và trả lời cho C5,C6.
Uốn nắn các câu trả lơì của HS.
Tổ chức hợp thức hóa kết luận.
C5: Khi chiếu sáng anh sáng trắng vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ,ta thấy nhìn theo phương này có anhsangs màu này,theo phương khác có ánh sáng màu khác.
C6:-Ánh sáng chiéu đến đĩa CD là ánh sáng trắng.
-Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia.
-Trước khi đến đĩa CD,chùm sáng là chùm sáng trắng.Sau khi phản xạ trên đĩa CD,ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau.Vậy,TN với đĩa CD cũng là TN phân tích ánh sáng trắng.
Hoạt động 2:(7phút) Củng cố.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
Từ đọc thông tin SGK và trả lưòi các câu còn lại.
Yêu cầu HS đọc mục III và phần ghi nhớ,chỉ định HS phát biểu.
C7:Chiếu chùm sáng trắg qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ.ta có thể coi tấm lọc màu đỏ có tác dụng tách chùm sáng đỏ khỏi chùm sáng tráng.Nếu tha tấm lọc màu đỏ bàng tấm lọc màu xanh thì ta lại được ánh sáng xanh.Cứ như thế cho các tấm lọc màu khác nhau,ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng nào.Đây cũng là một cách phân tích ánh sáng trắng.
C8:Phần nước nằm giữa mặt gương và mặt nước tạo thành một lăng kính bằng nước.Xét một dải sáng trắng hẹp phát ra từ mép của vạch đen trên trán,chiếu đến mặt nước.Dải sáng này khúc xạ vào nước,phản xạ trên gương,trở lại mặt nước,lại khúc xạ ra ngoại không khí và đi vào mắt người quan sát.Dải sáng này coi như đi qua lăng kính nước nói trên,nên nó bị phân tích ra thành nhiều giải sáng màu sắc như cầu vồng.Do đó,khi nhìn vào phần gương ở trong nước ta sẽ không thấy vạch đe mà thấy nhiều dải màu.
3/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)Học bài trong SGK.Đọc trước bài Sự trộn các ánh sáng màu.
Tuần 30 Tiết:60 Ngày soạn: Ngày soạn:
SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU.
I-MỤC TIÊU:
Trả lời được câu hỏi,thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
Trình bày và giải thích được TN trộn các ánh sáng màu.
Dựa vào sự quan sát,có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau.
Trả lời được các câu hỏi:Có thể trộn được ánh sáng trắng hay không,có thể trộn được ánh sáng đen hay không?
II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm học sinh
1 đèn chiếu có 3 cửa sổ và hai gương phẳng.
1 bộ các tấm loạc màu.
1 màn ảnh
1 giá quang học
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
1/Kiểm tra: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
2/ Các hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1:(10phút) Tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
Đọc tài liệu để tìm hiểu khái niệm về sự trộn các ánh sáng màu.
Quan sát thiêùt bị mà ta dùng để trộn các ánh sáng màu.
HD HS đọc thông tin SGK.
Thông báo về khái niệm trộn các ánh sáng.
Hoạt động 2:(15phút)Tìm hiểu kết quả của sự trộn hai ánh sáng màu.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
HS làm TN 1 và trả lời C1
Tổ chức cho hs làm TN1
C1:+Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.
Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu hồng nhạt.
Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu nõn chuối.
+Không có cái gọi là ánh sáng màu đen.Bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau với nhau cũng ra một ánh sáng màu khác.
Hoạt động 3:(10phút) Tìm hiểu sự trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
Làm TN 2 theo sự hướng dẫn của GV.
Rút ra nhận xét và trả lời C2 vào vở.
Vẽ đường đi của các tia sáng trong ba chùm sáng màu.
Tham gia phát biểu kết luận chung.
HD HS làm TN2.
Di chuyển dần màn ảnh ra xa,ta lần lượt thấy những trường hợp sau:
Ba chùm sáng màu tách biệt.Một chùm sáng màu ở giữa trộn với chùm sáng màu ở bên phải;một chùm sáng màu ở giữa trộn với chùm sáng màu ở bên trái.
Ba chùm sáng màu trộn với nhau.
C2:Trộn ba ánh sáng màu đỏ,lục và lam ta được ánh sáng trắng.
*Kết luận: SGK
Hoạt động 4:( 8 phút) Củng cố và vận dụng.
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
GHI BẢNG
Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
C3:TN này gọi là TN đĩa đòn Niu-tơn.Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới(võng mạc),nên nếu đĩa quay nhanh,mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sángb phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ,lục,lam trên đĩa chiếu đến và cho cả tam giác màu trắng.
3/ Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)
Học bài trong SGK.
Tìm hiểu trước bài Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.
File đính kèm:
- Giao an VL9 HK II co hinh ve.doc