A- Mục tiêu bài học.
Như ở tiết 1.
B- Chuẩn bị.
1- Phương pháp.
- Thảo luận.
- Giải quyết vấn đề.
2- Đồ dùng, phương tiện.
- Tranh, ảnh về các di sản văn hoá.
- Bảng phụ, giấy khổ lớn.
C- Hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
15 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Yên Lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình em có theo tôn giáo nào không? Có thờ cúng tổ tiên hay k? Bà và mẹ em có đi chùa hay đi lễ nhà thờ không?
GV: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta, có thể theo đạo phật,đạo thiên chúa...và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì thì mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh người có công với nước.
I- Thông tin sự kiện.
1- Tình hình tôn giáo ở VN.
- Việt Nam là nước có nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo.
- Gồm: Phật giáo, thiên chúa giáo, cao đài, hoà hảo, tin lành.
D- Dặn dò.
- Chuẩn bị tiết 2 của bài.
Tuần: 28
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 28 quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
(Tiết 2)
A- Mục tiêu cần đạt.
Như ở tiết 1.
B- Chuẩn bị.
C- Tiến trình bài dạy.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ: hướng dẫn tìm hiểu khái niệm, rút ra bài học (thảo luận nhóm)
N1: Thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan? VD?
N2: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì?
N3: Chúng ta làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm (cách chia nhóm thay đổi so với tiết 1)
GV: Người đã theo 1 tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc đi theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở.
HĐ: hướng dẫn luyện tập củng cố kiến thức bài học.
HS: Đọc bài tập e, SGK.tr.54
BT: Những hành vi nào sau đây cần phe phán?
Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa.
Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa.
Tuân theo qui định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ.
Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi cha giảng đạo.
Nghe giảng đạo đức một cách chăm chú.
? Những hiện tượng sau có là tín ngưỡng không? vì sao?
HS trước khi đi thi hoặc kiểm tra:
Đi lễ để đạt điểm cao.
Không ăn trứng.
Không ăn xôi lạc, xôi đỗ đen.
Không ăn chuối.
Sợ gặp phụ nữ.
Bố, anh trai ra đón trước ngõ.
b- Một số ngày kiêng kị:
- Mùng năm mười bốn hai ba
Đi buôn cũng lỗ nữa là đi chơi.
Chớ di ngày bảy chớ về ngày ba.
c- Có ý kiến cho rằng: HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Theo em ý kiến đó đúng hay sai?
II- Nội dung bài học.
1- Khái niệm.
a- Tín ngưỡng: là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như: thần linh, thượng đế, chúa trời.
b- Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. VD: Đạo phật, đạo thiên chúa giáo..
c- Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu. VD: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.
2- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
- Người đã theo 1 tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức cản trở.
3- Trách nhiệm của chúng ta.
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ...
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm việc làm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
III- Bài tập
Bài tập e.
Đáp án: 1,2,3,4,5.
Đáp án:
a- Các hiện tượng thuộc điều a không là tín ngưỡng.
- Vì: Không phù hợp với hiện tượng tự nhiên. Mọi người tin vào điều mù quáng không có thật. Kết quả ảnh hưởng công việc, thời gian, tiền của.
b- Không nên kiêng kị những ngày này. Kiêng kị như vậy là hoàn toàn không có căn cứ mà ảnh hưởng đến công việc.
c- ý kiến đó đúng.
D- Dặn dò.
- Làm bài tập còn lại SGK.
- Xem trước bài 17.
- Xem phần tham khảo để làm bài tập.
Tuần: 29
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 29 Bài: 17 Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
việt nam
(Tiết 1)
A- Mục tiêu bài học.
1- Kiến thức.
Giúp HS hiểu được.
Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (đảng nào) lãnh đạo?
Cơ cấu tổ chức của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? phân chia các cấp như thế nào?
Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2- Thái độ.
- Hình thành ở HS tính tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật.
B- Chuẩn bị.
1- Phương pháp.
- Tổ chức trò chơi.
- Thảo luận.
2- Tài liệu và phương tiện.
- SGK, SGV GDCD 7.
- Tranh, ảnh.
- Sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992 (các chương I, VI, VIII, IX, X)
C- Hoạt động dạy và học.
1- ổn đỉnh tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy kể tên các tôn giáo ở nước ta? Và sắp xếp theo thứ tự số lượng tín đồ từ cao đến thấp.
3- Bài mới.
HS: xem tranh: Để hiểu được vấn đề nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu thông tin, sự kiện.
1 HS đọc phần thông tin.
1 HS đọc phần sự kiện.
GV: cho HS thảo luận.
? Nước ta, nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước?
- nước VNDCCH ra đời ngày 2/9/1945, do Bác Hồ làm chủ tịch.
? Nước VNDCCH ra đời từ thành quả CM nào? cuộc CM đó do đảng nào lãnh đạo?
- Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc CM tháng 8/1945. Cuộc CM đó do ĐCS lãnh đạo.
? Nhà nước ta đổi tên thành CHXHCNVN vào năm nào? Tại sao đổi tên như vậy?
- Ngày 2/7/1976 Quốc hội nước VN đã quyết định đổi tên nước thành nước CHXHCNVN.
- Vì: Chiến dịch HCM lịch sử 1975 đã giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.
? Nhà nước của ta là nhà nước của ai? Do đảng nào lãnh đạo?
- Nhà nước VN là nhà nước của dân do dân và vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo.
GV: Đọc lời trích tuyên ngôn độc lập của chủ tịch HCM.
? Suy nghĩ, tình cảm của em với Bác Hồ khi đọc: “Tuyên ngôn độc lập”.
GV: Trải qua mấy ngàn năm lịch sử nhân dân VN lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nề văn hoá VN. Một NN VNDCCH, nhà nước công- nông đầu tiên ở ĐNA.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bộ máy nhà nước.
GV: Hướng dẫn hs quan sát sơ đồ trong SGK và đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
? Bộ máy nhà nước được chia thành mấy cấp?
? Bộ máy nhà nước cấp TƯ gồm những cơ quan nào?
Có 4 cấp:
- Quốc hội, chính phủ, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân tối cao.
? Bộ máy nhà nước cấp tỉnh thành phố gồm có những cơ quan nào?
- HĐND tỉnh (thành phố), UBND tỉnh (thành phố), TAND tỉnh (thành phố), VKSND tỉnh (thành phố).
? Bộ máy cấp huyện (quận, thị trấn) gồm những cơ quan nào?
- HĐND huyện (quận, thị xã), UBND huyện (quận, tx), TAND huyện(quận, tx), VKSND huyện (quận, tx).
- HĐND xã (phường, thị trấn), UBND xã (phường, thị trấn).
GV: Nhận xét và tổn kết bằng cách giới thiệu sơ đồ phân cấp BMNN.
? Bộ máy nhà nước gồm các loại cơ quan nào?
- Các cơ quan quuyền lực đại biểu của nhân dân, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử, các cơ quan kiểm sát.
? Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm những cơ quan nào?
- Cơ quan quyền lực.
+ Quốc hội.
+ HĐND tỉnh (thành phố)
+ HĐND huyện (quận, tx)
? Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào?
- Chính phủ (hành chính)
- UBND tỉnh (thành phố).
- UBND huyện (quận, tx).
- UBND xã (phường, thị trấn).
? Cơ quan xét xử gồm các cơ quan nào?
- TAND tối cao.
- TAND tỉnh (thành phố).
- TAND huyện (quận, tx)
- Các TA quân sự.
? Cơ quan kiểm sát gồm những cơ quan nào?
- VKSND tối cao.
- VKSND tỉnh (thành phố).
- VKSND huyện (quận, tx).
- Các VKS quân sự.
GV: Treo bảng sơ đồ phân công BMNN
I- Thông tin, sự kiện.
1- Phân cấp bộ máy NN.
2- Phân công bộ máy nhà nước.
a- Phân công các cơ quan của bộ máy nhà nước
D- Củng cố, dặn dò.
- Học thuộc kiến thức.
- Chuẩn bị tiết 2.
Tuần: 30
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 30 nhà nước chxhcn việt nam
(Tiết 2)
A- Mục tiêu bài học.
B- Chuẩn bị.
C- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Bộ máy nhà nước ta được chia thành mấy cấp? Trình bày cụ thể các cấp?
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Thảo luận.
1- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quốc hội.
2- Chức năng, nhiệm vụ của chính phủ
3- Chức năng, nhiệm vụ của HĐND
4- Chức năng, nhiệm vụ của UBND
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
? Bản chất của nhà nước ta?
? Nhà nước ta do ai lãnh đạo?
? Bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan nào?
? Quyền và nghĩa vụ công dân là gì?
? So sánh bản chất XHCN với nhà nước Tư bản?
HĐ 3: hưóng dẫn HS làm bài tập.
Câu hỏi: Em hãy chọn câu trả lời đúng. Đánh dấu x vào câu nào đúng.
1- Chính phủ biểu quyết thông qua hiến pháp, pháp luật.
2- Chính phủ thi hành hiến pháp, pháp luật.
3- Chính phủ do nhân dân đề ra.
4- Chính phủ do Quốc hội bầu ra.
5- UBND do nhân dân bầu ra.
6- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra.
Bt c: Quốc hội, HĐND, chính phủ, UBND là các cơ quan của nhà nước. Em hãy đặt các từ vào ô cần thiết.
ND
b- chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.
II- Nội dung bài học.
1- Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
2- Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo.
3- Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan.
- Cơ quan quuyền lực do nhân dân bầu ra.
- Cơ quan hành chính nhà nước...
- Cơ quan xét xử...
- Cơ quan kiểm sát...
4- Quyền và nghĩa vụ công dân
Quyền
Nghĩa vụ
- Làm chủ.
- Giám sát.
- Góp ý kiến.
- Thực hiện chính sách pháp luật.
- Bảo vệ cq nhà nc.
- Giúp đỡ cán bộ nn thi hành công vụ
Nhà nước XHCN
Nhà nước Tư bản
- Của dân, do dân, vì dân
- ĐCS lãnh đạo.
- Dân giàu, nước mạnh, công bằng DC văn minh.
- Đoàn kết hữu nghị.
- Một số người đại diện cho gc tư sản.
- Nhiều Đ chia nhau quyền lợi.
- Làm giàu giai cấp tư sản.
- Chia rẽ, gây chiến tranh.
III- Bài tập
Đáp án: 2,4,6.
Qhội HĐND
Nhân dân
Cphủ UBND
D- Dặn dò
- Làm các bài tập còn lại.
- Giờ sau thu vở kiểm tra bài tập ở nhà.
File đính kèm:
- Tuan 27.doc