Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 8: Ôn tập giữa học kì I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học ở HKI từ bài 1 đến bài 7 một cách chính xác, rõ ràng.

2. Về kỹ năng:

- Rèn cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát, khả năng khái quát, tư duy logic và tổng hợp.

- Giúp HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng mực với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

3. Về thái độ:

- Giáo dục HS có hành vi đúng và phê phán những biểu hiện, hành vi trái với đạo đức, pháp luật.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống cụ thể.

- Kĩ năng suy ngẫm/ hồi tưởng.

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng trình bày suy ngẫm, ý tưởng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 8: Ôn tập giữa học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 NS: 14 /10/2012 Tiết 8 NG: /10/2012 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học ở HKI từ bài 1 đến bài 7 một cách chính xác, rõ ràng. 2. Về kỹ năng: - Rèn cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát, khả năng khái quát, tư duy logic và tổng hợp. - Giúp HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng mực với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 3. Về thái độ: - Giáo dục HS có hành vi đúng và phê phán những biểu hiện, hành vi trái với đạo đức, pháp luật. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống cụ thể. Kĩ năng suy ngẫm/ hồi tưởng. Kĩ năng tự nhận thức. Kĩ năng trình bày suy ngẫm, ý tưởng. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra trong khi ôn tập. 3. Bài mới: a. GV giới thiệu: Từ đầu năm học đến giờ, chúng ta đã được tìm hiểu nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi con người như sống giản dị, trung thực, tự trọng, Nay chúng ta sẽ ôn tập những kiến thức cơ bản đã học. b. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV cho HS ôn lại các nội dung bài học 1; 2; 3; 5; 6; 7 về các vấn đề: - Khái niệm. - Biểu hiện. - Ý nghĩa. Hoạt động 2: Luyện tập Để củng cố lý thuyết, GV đưa ra các dạng bài tập sau để HS làm. * Dạng trắc nghiệm: Câu 1: Ý kiến nào sau đây là đúng? A. Giản dị là sự qua loa, đại khái. B. Giản dị là nói năng cộc lốc. C. Giản dị là cái đẹp chân thực. D. Cả 3 câu đều sai. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Vui mừng vì nghe cô giáo ốm được nghỉ tiết. B. Trông thấy thầy giáo cũ vội lánh đi chỗ khác. C. Oán trách thầy cô vì bị điểm kém. D. Về thăm thầy cũ. Câu 3: Câu nào không thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ? A. Chia ngọt, sẻ bùi. B. Chung lưng đấu cật. C. Nhiều tay vỗ nên kêu. D. Buôn có bạn, bán có phường. * Dạng tình huống: GV yêu cầu HS làm các bài tập tình huống trong SGK sau mỗi bài học. GV cùng HS chữa bài tập khó. GV có thể đưa thêm tình huống khác cho HS làm tại lớp: Ông A đi dự đám cưới anh B- người cùng làng- với chiếc áo đã bạc màu, chiếc quần lùng thùng đã cũ. Thấy vậy, ông C hỏi: “ Đi ăn cưới mà ông ăn mặc thế ư?”. Ông A cười: “ Tôi quen mặc giản dị nên mặc như thế này là được rồi”. Em có nhận xét gì về cách ăn mặc và câu trả lời của ông A? HS suy nghĩ trả lời và bổ sung. GV nhận xét, chốt lại. I. Lý thuyết: - Sống giản dị - Trung thực - Tự trọng - Yêu thương con người - Tôn sư trọng đạo - Đoàn kết, tương trợ II. Bài tập: * Dạng trắc nghiệm: Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: D * Dạng tình huống: - Cách ăn mặc: qua loa, đại khái, không phải là giản dị. 4. Củng cố: GV nêu những nội dung cần nắm. 5. Đánh giá: GV yêu cầu HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về 1 chủ đề cụ thể (GV đưa ra). 6. Hoạt động nối tiếp: - Xem lại các bài đã học và các bài tập. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD7 tiet 8.doc
Giáo án liên quan