I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: - HS hiểu được thế nào là tự trọng và nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.
- Phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
3. Về thái độ: Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tự nhận thức giá trị bản thân về tính tự trọng.
- Thể hiện sự tự tin (về giá trị, danh dự của bản thân).
- So sánh về những biểu hiện tự trọng và trái với tự trọng.
- Ra quyết định, giao tiếp, ứng xử thể hiện tính tự trọng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
8 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 3 - Bài 3: Tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3’) theo các câu hỏi sau:
N1: Tìm những hành vi thể hiện tính tự trọng?
N2: Tìm những hành vi thể hiện không cò lòng tự trọng?
N3: Theo em, phải làm gì để rèn luyện lòng tự trọng?
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại phần thảo luận.
Hoạt động 4: Luyện tập
*GV hướng dẫn HS giải quyết một số bài tập tại lớp:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/11, cả lớp làm ra nháp
=>GV cùng HS chốt lại các ý đúng và HS làm vào vở.
- Cho HS lần lượt kể theo yêu cầu của bài tập b và c/12.
=>GV chuẩn kiến thức, chốt lại phần bài tập và kết luận: Tự trọng là một đức tính tốt đẹp, người tự trọng luôn có ý thức cao về phẩm giá của mình, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không chấp nhận sự sỉ nhục hay xúc phạm. Vì vậy mỗi người cần có ý thức bảo vệ danh dự của mình.
I. Truyện đọc:
“Một tâm hồn cao thượng”
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
2. Biểu hiện:
- Cư xử đàng hoàng, đúng mực.
- Cử chỉ, lời nói có văn hóa.
- Nếp sống gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ lời hứa.
- Luôn làm tròn nhiệm vụ.
3. Ý nghĩa:
- Giúp ta có nghị lực, nâng cao phẩm giá.
- Tránh được những việc làm xấu.
- Được mọi người quý trọng .
III. Bài tập.
*Bài a/11 – 12: đáp án 1, 2.
*Bài c/12: HS rèn luyện bằng cách:
- Giữ đúng lời hứa và đúng hẹn.
- Trung thực, không a dua hay nịnh hót hay sợ sệt.
- Phải tôn trọng người khác và bản thân,
4. Củng cố: GV chốt lại nội dung bài học.
5. Đánh giá: GV cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”: GV chia đội, HS mỗi đội lần lượt lên bảng viết ra những câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự trọng. (Thời gian 5’). Đội nào ghi được nhiều câu đúng nhất sẽ giành chiến thắng.
“Áo rách cốt cách người thương”, “Ăn có mời – làm có khiến”, “Đói cho sạch – rách cho thơm”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Quân tử nhất ngôn”,
“ Thuyền dời nào bến có dời,
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn”
“ Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
6. Hoạt động tiếp nối:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Làm các bài tập d, đ /12 vào vở.
- Sưu tầm các câu chuyện về đạo đức và kỉ luật.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 5.
7. Rút kinh nghiệm:
Tuần 4 NS: 15 /09 /2012
Tiết 4 NG: 19 /09/2012
Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS hiểu được thế nào là yêu thương con người.
2. Về kỹ năng: Biết thể hiện lòng yêu thương với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
3. Về thái độ: - Quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Không đồng tình với thái độ thờ ơ lạnh nhạt và những hành vi độc ác với con người.
- Tích hợp tấm gương yêu thương con người của Bác Hồ.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- So sánh, tư duy phê phán về những biểu hiện yêu thương con người và trái với yêu thương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm về tự trọng? Biểu hiện? Cho ví dụ minh hoạ?
- Vì sao cần phải có lòng tự trọng? Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng tự trọng mà em biết?
3. Dạy - học bài mới.
a.GV giới thiệu: GV đặt vấn đề: Em hiểu như thế nào về câu ca dao sau?
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
HS suy nghĩ trả lời và bổ sung. GV dẫn dắt vào bài.
b. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV -HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc SGK.
*GV cho HS phân vai đọc truyện (3 vai: Bác Hồ, chị Chín, dẫn truyện), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi:
H: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào?
HS: Thời gian là tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962).
H: Cho biết hoàn cảnh gia đình chị Chín?
HS: Chồng chị mất, 3 con nhỏ, chị không có việc làm ổn định, mẹ con chị bữa chào, bữa cơm; con lớn vừa đi học, vừa trông em và lao động giúp ggia đình à Khó khăn.
H: Cử chỉ và lời nói nào thể hiện sự quan tâm yêu thương của Bác với gia đình chị Chín?
HS: Bác âu yếm đến bên các cháu, xoa đầu, trao quà Tết; hỏi thăm việc làm và cuộc sống của mẹ con chị Chín; ân cần dặn dò chị.
H: Thái độ của chị Chín đối với Bác?
HS: Chị Chín xúc động rơm rớm nước mắt; kính trọng, lễ phép khi trả lời câu hỏi của Bác.
H: Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch, Bác Hồ suy nghĩ gì?
HS: Bác đăm chiêu suy nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo thành phố cần quan tâm đến những người gặp khó khăn như chị Chín -> Bác thương và lo cho mọi người.
=>GV chốt chuyển ý tích hợp: Dù phải gánh vác việc nước nặng nề nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người dân, tình cảm yêu thương con người vô bờ bến của Bác là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
GV cho HS liên hệ: Em có thể hát 1 bài hay đọc 1 đoạn thơ nói về tình yêu thương của Bác đối với mọi người?
HS liên hệ. GV giới thiệu tranh ảnh về lòng yêu thương của Bác với mọi người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
*GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin mục II/16 cho biết:
H: Thế nào là yêu thương con người?
HS trả lời. GV chuẩn xác.
Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng phân tích và liên hệ.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
N1: Trái với lòng yêu thương con người là gì? Hậu quả của nó?
(Căm ghét, căm thù, mâu thuẫn, ghét bỏ -> con người sống với nhau luôn mâu thuẫn và hận thù).
N2: Phân biệt lòng yêu thương với lòng thương hại?
(*Lòng yêu thương xuất phát từ tấm lòng vô tư trong sáng và nó nâng cao giá trị con người.
*Lòng thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân và nó hạ thấp giá trị con người)
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại bằng cách gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài học /16.
I. Truyện đọc:
“Bác Hồ đến thăm người nghèo”
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm: Yêu thương con người là:
- Quan tâm giúp đỡ người khác.
- Làm những điều tốt đẹp.
- Giúp người gặp hoạn nạn khó khăn.
4. Củng cố: *HS nhắc lại nội dung bài học.
*GV kết luận:
- Trong cuộc sống rất cần có lòng yêu thương con người.
- Những kẻ độc ác đi ngược lòng người sẽ bị người đời khinh ghét xa lánh, phải sống cô độc và chịu sự dày vò của lương tâm
5. Đánh giá: GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm:
Điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để được định nghĩa về lòng yêu thương con người?
“ Yêu thương con người là quan tâm,................, làm những điều..................cho người khác, nhất là những người...................., hoạn nạn”.
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học thuộc khái niệm và tìm hiểu nội dung còn lại của bài học.
- Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề bài học.
- Xem trước bài tập SGK để giờ sau làm.
7. Rút kinh nghiệm:
Tuần 5 NS: 22/09 /2012
Tiết 5 NG: 26/09/2012
Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: - Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người.
- Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
2. Về kỹ năng: Biết thể hiện lòng yêu thương với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
3. Về thái độ: - Quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Không đồng tình với thái độ thờ ơ lạnh nhạt và những hành vi độc ác với con người.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Xác định giá trị, trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người.
- Giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ trước khó khăn và đau khổ của người khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là yêu thương con người? Cho ví dụ minh hoạ?
3. Dạy - học bài mới.
a. GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã biết được thế nào là yêu thương con người. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống hàng ngày (vào bài).
b. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiếp nội dung bài học:
*GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin mục II/16 cho biết:
H: Lòng yêu thương con người được thể hiện như thế nào?
H: Vì sao phải yêu thương con người?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng phân tích và liên hệ:
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
N1: Tìm các biểu hiện cụ thể của lòng yêu thương con người?
N2: Tìm các câu ca dao tục ngữ, danh ngôn nói về lòng yêu thương con người?
(“Chị ngã, em nâng”, “Máu chảy, ruột mềm”,”Môi hở, răng lạnh”; “Chia ngọt, sẻ bùi”; “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Anh em như thể chân tay – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”,...
“Tôi chỉ có một ham muốn ai cũng được học hành” – HCM )
N3: Trường em đã có phong trào gì thể hiện truyền thống “ Lá lành đùm lá lành” mà em đã tham gia?
(Phong trào quyên góp tiền, quần áo, sách vở ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt – đồng bào vùng cao, vung sâu vùng xa, ủng hộ bạn nghèo vượt khó...”)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung lẫn nhau, GV nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập tại lớp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài a/16 – 17, sau đó cho HS đưa ra ý kiến giải đáp tại chỗ.
- Gọi HS trả lời trực tiếp bài c/17.
=>Cho các HS nhận xét và GV chốt lại cho HS làm vào vở.
2. Biểu hiện:
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
-Biết tha thứ và có lòng vị tha
3. Ý nghĩa:
- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Giúp ta có nghị lực.
- Được mọi người quý trọng.
- Xã hội lành mạnh.
III. Bài tập.
*Bài a/17:
- Hành vi đúng: Nam, Long, Hồng và tập thể lớp 7A.
4. Củng cố:
*GV kết luận: Yêu thương con người là đạo đức quý giá, nó giúp chúng ta sống với nhau tốt đẹp hơn. Nhờ đó mà xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc và bớt đi lo toan phiền muộn. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Có gì trên đời đẹp hơn thế- Người với người sống để yêu nhau”.
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết:
- Khi xem các hình ảnh về lũ lụt trên truyền hình, em có suy nghĩ gì?
- Em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu thương với các bạn của mình? ...
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo các nội dung, Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo.
- Chuẩn bị các bài hát về Thầy cô.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 15 phút và học bài 6.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7 tiet 3.doc