Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HOẠT ĐỘNG 1: HS biết: Kể các yếu tố của môi trường và TNTN.

 HOẠT ĐỘNG 2: HS biết: Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và TNTN.

 HOẠT ĐỘNG 3: HS biết: Kể được những qui định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN.

 HOẠT ĐỘNG 4: HS hiểu: Vận dụng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để làm bài tập.

2. Kĩ năng:

 HS thực hiện: Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

 HS thực hiện thành thạo: Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Thái độ:

 Thói quen: Có ý thức bảo vệ môi trường và TNTN; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, TNTN.

 Tính cách: Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

 *. Tích hợp KNS: KN tư duy phê phán. KN tư duy sáng tạo. KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian.

 *. Tích hợp GDMT: Tình hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ môi trường

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t: Kể các yếu tố của môi trường và TNTN. HOẠT ĐỘNG 2: HS biết: Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và TNTN. HOẠT ĐỘNG 3: HS biết: Kể được những qui định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN. HOẠT ĐỘNG 4: HS hiểu: Vận dụng bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để làm bài tập. Kĩ năng: HS thực hiện: Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. HS thực hiện thành thạo: Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. Thái độ: Thói quen: Có ý thức bảo vệ môi trường và TNTN; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường, TNTN. Tính cách: Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường. *. Tích hợp KNS: KN tư duy phê phán. KN tư duy sáng tạo. KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian. *. Tích hợp GDMT: Tình hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ môi trường. Nội dung học tập: Nắm một số qui định của pháp luật . Trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Chuẩn bị: GV: Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm. HS: Tìm hiểu tình hình môi trường tại nơi cư trú có những biểu hiện gì tốt, xấu, các nguồn gây ô nhiễm và hình thức gây ô nhiễm. Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1 7A2 7A3 Kiểm tra miệng: *. Câu hỏi: Môi trường là gì? Cho ví dụ. (5 đ) @. TL: Môi trường: Là toàn bộ điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. - Ví dụ: rừng, núi, sông hồ, đất đai. *. Câu hỏi: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống của con người. (4đ) @ TL: Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cho cuộc sống của con người. - Vai trò: Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tạo phương tiện để con người sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức. Làm cho cuộc sống tinh thần của con người vui tươi, khỏe mạnh.(5đ) *. Câu hỏi: Bảo vệ môi trường là gì?(1đ) @ TL: Bảo vệ môi trường là làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học *. Giới thiệu bài(2’) ? Em có nhận xét gì về môi trường sống của con người hiện nay? Do đâu ? HS: Cá chết nước sông hôi thối. ? Do nguyên nhân nào? HS: Chủ yếu là do con người tác động. GV: Chính những hoạt động của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường đó là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 1: Kể các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên (7’) GV: Cung cấp cho học sinh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Trực quan: Cho học sinh quan sát tranh lũ lụt ( SGK). - Giải thích thành ngữ: Rừng vàng, biển bạc. ? Hãy kể một số việc mà em đã làm nhằm góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? HS: Trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ngăn chặn những hành vi xâm phạm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. GDMT: Em có nhận xét gì về môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở nhà, ở trường và địa phương em, có những biểu hiện gì tốt, xấu? ? Vậy ô nhiễm môi trường là do đâu? Gợi ý: Bãi rác, ao hồ chất thảy của các nhà máy, lò giết mổ động vật. Kết luận: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (10’) Giải thích: Ô nhiễm môi trường: Là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Suy thoái môi trường: Thay đổi số lượng chất lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và tài nguyên. ? Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? ? Nêu biện pháp khắc phục các hậu quả xấu nào? HS: Chặt phá rừng, ngăn ngừa dịch cúm gia cầm, có hệ thống xử lí rác thải, phân loại rác. ? Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là gì? ? Nếu khai thác tài nguyên mà không có kế hoạch thì có tác động đến tài nguyên không? GDMT: Chúng ta cần làm gì bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Kết luận: Cần có hành động của mọi người: Giữ gìn vệ sinh môi trường trồng cây xanh, sử dụng hóa chất đúng quy định và biện pháp của nhà nước: Ban hành pháp luật, tuyên truyền xử lí vi phạm, các chương trình hợp tác. *. Tích hợp kĩ năng sống: KN đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian. ? Bảo vệ môi trường và TNTN là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vậy theo em, chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Liên hệ: Em có nhận xét gì về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em? ? Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai ? HS: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia hiện nay, là sự nghiệp của toàn dân, cộng đồng. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu quy định của pháp luật (10’) ? Pháp luật có những quy định gì về bảo vệ môi trường và tài nguyên? Lưu ý: Đây là những quy định của pháp luật, mọi công dân trong đó học sinh đều phải nghiêm chỉnh thực hiện ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Kết luận: Những qui định của pháp luật nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, một số điều nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, không khí, động vật quí hiếm. Trách nhiệm của công dân nhưng học sinh phải tuân theo qui định này ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. *. Tích hợp kĩ năng sống: Kó naêng tö duy saùng taïo Phương pháp dự án: Theo em những biện pháp nào, hành động nào có thể bảo vệ, giữ gìn môi trường và tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả? GV: Đánh giá từng phương án để tìm ra biện pháp phù hợp có kinh tế tính hiệu quả. Kết luận: - Biện pháp vi mô: Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, trồng cây xanh, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng qui định. - Biện pháp vĩ mô: Ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tuyên truyền giáo dục cho người dân về nghĩa vụ bảo vệ môi trường, xử lí hành vi vi phạm, tham gia các chương trình hợp tác quốc tế. GDMT: Nghĩa vụ của công dân phải làm gì để bảo vệ môi trường và TNTN? HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập ( 6’) ? Hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giải thích. - Đốt rác thải. - Giữ vệ sinh nhà mình, vứt rác thải ra hè phố. - Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng. - Xây bể xi măng chôn chất độc hại. - Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch. - Thả động vật hoang dã vào rừng. - Xả khói, bụi bẩn vào không khí. - Đổ dầu thải ra cống thoát nước. - Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm. HS: Trả lời . GV: Nhận xét đánh giá , tuyên dương. ? Em có biết ngày 5/6 hằng năm được Liên hiệp quốc chọn làm ngày gì?( ngày 5/6 hằng năm được Liên hiệp quốc chọn làm ngày “ Môi trường thế giới” *. Câu hỏi dành cho lớp chọn: ? Ngày 22/5 hằng năm là ngày gì của VN?( Ngày 22/5 là ngày phòng chống thiên tai ở VN) I. NỘI DUNG BÀI HỌC :( tt) 1. 2. 3. * Nghiêm cấm: đốt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi, thả khói bụi, khí độc mùi hôi thối và các chất bức xạ, phóng xạ quá giới hạn ra môi trường săn bắt, mua bán các loài động thực vật quý hiếm. 4. Biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: a. Bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu cho con người thiên nhiên gây ra. b. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Là khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ tái tạo nguồn tài nguyên có thể phục hồi được. 5. Quy định của pháp luật: - Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. - Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường. (được quy định tại điều 29 Hiến pháp 1992, điều 7 luật bảo vệ môi trường, điều 12 luật bảo vệ và phát triển rừng). *. Công dân - học sinh: - Thực hiện tốt theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Sử dụng tiết kiệm, hợp lý, nguồn tài nguyên. - Nhắc nhở hoặc tố cáo các trường hợp vi phạm, cố tình hủy hoại môi trường. IV. BÀI TẬP: - Giữ vệ sinh nhà mình, vứt rác thải ra hè phố. (x) -Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng.(x) - Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.(x) - Xả khói, bụi bẩn vào không khí.(x) - Đổ dầu thải ra cống thoát nước.(x) - Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà. (x) Tổng kết: Bài tập ứng xử lí tình huống: *. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán: Phương pháp xử lí tình huống: Một số người có thói quen vức rác xác động vật chết xuống ao hồ hoặc vức rác ra đường. ? Em hãy nhận xét hành vi trên? ? Nếu em chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? HS: Hành vi đó là sai trái, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường nguồn nước ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi người. - Nếu chứng kiến em sẽ khuyên sẽ phải ngăn chặn bằng cách góp ý khuyên nhủ, thuyết phục hoặc phân tích rõ tác hại của việc làm đó. Nếu không được thì phải kịp thời báo ngay cho người có trách nhiệm biết để ngăn chặn xử lí. * GV kết luận chung: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. 5. Hướng dẫn học tập @ Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc nội dung bài học SGK. Làm bài tập d, g Sgk/47 Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: ở gia đình, trường lớp và ở khu dân cư. + Theo kế hoạch dự án đã được phân công: Theo khu vực cư trú. + Thu thập số liệu, viết báo cáo kết quả. + Trình bày báo cáo trước lớp về sản phẩm của dự án. @ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị trước bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa. Sưu tầm tranh ảnh về di dản văn hóa của Việt Nam và thế giới. Xem kĩ phần quan sát ảnh SGK. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docTiet 23.doc