I. . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS nêu được:
- Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Bảo vệ môi trường ở nhà, trường, nơi công cộng, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Về thái độ: Giáo dục HS:
- Có ý thức bảo vệ môi trường – tài nguyên thiên nhiên.
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường .
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong việc xây dựng kế hoạch tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên ở địa phương.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 23 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 NS: 17 /02/2013
Tiết 23 NG: 19/02/2013
Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiếp theo)
I. . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS nêu được:
- Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Bảo vệ môi trường ở nhà, trường, nơi công cộng, biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Về thái độ: Giáo dục HS:
- Có ý thức bảo vệ môi trường – tài nguyên thiên nhiên.
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường ...
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong việc xây dựng kế hoạch tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu khái niệm và vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
3. Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu:
Hiện nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin, con người đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu cần giải quyết (bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, căn bệnh thế kỉ)trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường – đây là việc làm không chỉ của riêng quốc gia hay dân tộc nào, mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Vậy bản thân các em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? (vào bài).
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những quy định và biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
*GV dùng phương pháp kích thích tư duy nêu vấn đề:
H: Pháp luật quy định như thế nào về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Cho HS trả lời theo khả năng, GV viết lên bảng ->GV cùng HS đánh giá từng ý và tìm ra biện pháp.
=>GV kết luận: Những biện pháp hành động cần thiết của mỗi người (giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng nhiều cây xanh, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đúng quy định) và nhấn mạnh sự cần thiết phải có biện pháp của nhà nước (ban hành luật, tuyên truyền giáo dục, xử lý vi phạm, tham gia chương trình hợp tác BVMT)
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin còn lại của bài học để tìm hiểu và cùng đàm thoại:
H: Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường?
HS: Giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái và cải thiện môi trường. Ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
H: Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
HS: Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN, tu bổ và tái tạo những nguồn tài nguyên có thể phục hồi được.
HS: Theo em, những biện pháp cần thiết nào có thể góp phần bảo vệ môi trường – TNTN có hiệu quả?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác – giới thiệu các điều luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và nhấn mạnh: Bảo vệ tốt môi trường và TNTN thì con người mới có thể tạo ra cuộc sống bền vững
Hoạt động 2: HS xử lý tình huống liên quan đến vấn đề bảo vệ MT – TNTN và thực tế địa phương.
*Trước hết, GV cho HS lần lượt trình bày những điều các em quan sát được – nghe về tình hình MT địa phương có biểu hiện gì xấu? Các nguồn gây ô nhiễm? hình thức gây ô nhiễm?...
=>HS nhận xét đánh giá tính chất và hậu quả của nó, GV cùng HS trao đổi và nhấn mạnh sự cần thiết BVMT
*Cuối cùng, cho HS đàm thoại trực tiếp:
H: Ngày nào là ngày môi trường thế giới?
HS: LHQ chọn ngày 5 tháng 6 hàng năm.
H: Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về bài học?
HS: “Rừng vàng biển bạc”, “Rừng là lá phổi xanh”, “Cháy rừng như thể cháy nhà - dốt rừng như thể đốt da thịt mình”
H: Nhận xét việc thực hiện BVMT và TNTN tại gia đình và địa phương em?
HS: Chưa nghiêm túc (còn xả rác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc bừa bãi)
H: Em sẽ làm gì để góp phần BVMT và TNTN?
HS: Không xả rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, vận động và tuyên truyền mọi người cùng tham gia
=>GV có thể chiếu cho HS xem cảnh rừng bị tàn phá, các nguồn tài nguyên ô nhiễm và cạn kiệt, sau chốt lại: Nhất thiết mỗi gia đình cần có giếng nước sạch, hố tiêu và hố rác để đảm bảo vệ sinh chung.
Hoạt động 3: Luyện tập.
* GV cùng HS giải quyết một số bài tập tại lớp.
- Gọi 1 HS làm BT a/46.
- Gọi 1 HS làm BT b/46.
- GV cùng HS giải quyết BT c/ 46- 47.
4. Quy định của pháp luật:
- Bảo vệ MT và TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
5. Biện pháp (BVMT – TNTN):
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Tiết kiệm điện, nước sạch.
- Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa).
- Thu gom, tái chế, tái sử dụng đồ phế thải
III. Bài tập
* BT a/ 46:
Đáp án: 1, 2, 5.
* BT b/46:
Đáp án: 1, 2, 3, 4, 6.
*BT c/ 46:
Đáp án: Phương án 2.
4. Củng cố:
*GV cho HS chơi trò chơi “giải ô chữ” để tìm từ chìa khoá (Vấn đề nóng bỏng có tính toàn cầu hiện nay – đó là Môi trường), bằng cách HS lựa chọn ô chữ và giải, cụ thể như sau:
1. Một trong những biểu hiện của sự suy thoái tài nguyên đất ở nước ta? (Xói mòn).
2. Biện pháp giúp làm MT xanh - sạch - đẹp? (Trồng cây xanh).
3. Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta? (Thiên tai).
4.Nguyên nhân chính làm cho bầu không khí ngày càng bị ô nhiễm? (Khí thải).
5. Để mọi người hiểu và cùng thực hiện, chúng ta hãy? (Tuyên truyền).
6. Đây là hành động thiết thực của HS để góp phần chống ô nhiễm MT? (Xử lý rác thải).
7. Các nguồn tài nguyên cần được khai thác và sử dụng như thế nào? (Hợp lý).
8. Nơi lưu giữ, chăm sóc, bảo tồn và phát triển tất cả các loài sinh vật? (Vườn quốc gia).
9. Đây là một thông điệp “Trước khi chặt một cây, hãy trồng một”? (Rừng cây).
5. Đánh giá: *GV nêu tình huống:
“Một số người có thói quen vứt xác động vật chết xuống ao hồ hoặc vứt ra đường”.
=>Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận cả lớp:
? Em hãy nhận xét hành vi trên?
? Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?
-HS thảo luận về cách đánh giá hành vi – cách ứng xử có thể có và lựa chọn cách ứng xử tối ưu
6. Hoạt động tiếp nối:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về các di sản văn hoá.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7 tuan 24tiet 23.doc