Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức:

- Hs hiểu thế nào là môi trường, là tài nguyên thiên nhiên ?

- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự phát triển con người và XH

2 Kỹ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; báo cáo cho những người có trách nhiệm quản lí.

- Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường và nơi công cộng, và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện

3 Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm .

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày soạn: 25 / 01 / 2013 TIẾT 22 Ngày dạy : 02 / 02 / 2013 BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức: - Hs hiểu thế nào là môi trường, là tài nguyên thiên nhiên ? - Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự phát triển con người và XH 2 Kỹ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; báo cáo cho những người có trách nhiệm quản lí. - Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường và nơi công cộng, và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 3 Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm . II. CÁC KĨ NĂNG CÂN GIÁO DỤC: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi phá hoại, hủy hoại môi trường III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15’ Câu 1: Em hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em? * Đáp án: Câu 1. * Các quyền của trẻ em: (1.0 đ) * Bổn phận của trẻ em: + Đối với gia đình: (3.0 đ) + Đối với nhà trường: (3.0 đ) + Đối với xã hội: (3.0 đ) 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh về rừng, núi, sông, hồ Yêu cầu HS mô tả tranh GV: Những hình ảnh các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người, tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người. Đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Để hiểu được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Dạy – học bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin, sự kiện HS đọc thông tin sự kiện trong sgk Thảo luận lớp ?: Nêu mối quan hệ giữa thông tin và sự kiện trên? ?: Nguyên nhân do con người gây ra dẫn đến hiện tượng lũ lụt? HS trình bày sự hiểu biết của mình GV kết luật: Chặt phá rừng bừa bãi Du canh, du cư – phá rừng làm rẫy ?: Tác dụng của rừng đối với đời sống con người? HS trao đổi, trả lời. I. Thông tin, sự kiện Chặt phá, khai thác rừng bừa bãi -> mất rừng => lũ lụt xảy ra. Rừng giữ nước, phòng hộ, lũ lụt, bão, điều hòa không khí => Quan trọng đối với đời sống con người => Ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm và các thành phần môi trường GV: cho HS quan sát một số bức tranh về phong cảnh thiên nhiên rừng núi, sông, hồ HS thảo luận 2 bàn ?: Em hiểu thế nào là môi trường? Nêu tên các thành phần môi trường? Tên một số tài nguyên thiên nhiên? HS thảo luận 1’ trả lời. GV chốt ý đúng. GV: giảng thêm: khác với khái niệm môi trường trong xã hội học như: “ môi trường giáo dục, môi trường học tập” ?: Thế nào là ô nhiễm môi trường? ?: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm những gì? II. Nội dung bài học 1. Thế nào là môi trường: Môi trường (môi trường sinh thái) là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Thành phần môi trường: Các yếu tố tạo thành môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, hệ sinh thái, khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên 2. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật biển, khoáng sản. Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống và phát triển của con người, xã hội. ?: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? GV kết luận: Chính vì môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ. 3. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội Tạo cho con người phương tiện để sống, phát triển trí tuệ, đạo đức. Tạo cuộc sống tinh thần, làm cho con người vui tươi khỏe mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. 4. Củng cố: Môi trường là gì? Vai trò ý nghĩa của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 5. Đánh giá: GV: cho HS quan sát tranh hoặc bằng hình vẽ về lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm, chặt phá rừng. ? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả gì? 6. Dặn dò:Học bài: Nội dung bài học Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chuẩn bị bài tập trong sgk 7. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doccd7tuan22tiet22.doc
Giáo án liên quan