Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 2: Mẹ tôi

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận, hiểu được những t/c thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ. Từ đó biết cách sống, cách xử sự cho đúng.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, củng cố kiến thức về ngôi kể, nhân vật kể chuyện, VBND

*.Giáo dục tư tưởng: lòng kính yêu ông bà cha mẹ.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học và chuẩn bị trước bài ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4) Qua vb “Cổng ”, em cảm nhận được t/c của cha mẹ với con cái ntn?

B/Bài mới (36)

1.Vào bài (1) Người mẹ có một vị trí và ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, lớn lao trong cuộc đời mỗi người. Song không phải khi nào ta cũng ý thức rõ được điều đó và có người đã phạm sai lầm tưởng đơn giản nhưng lại khó có thể tha thứ. VB “Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta hiểu thêm về mẹ và biết phải cư xử với mẹ như thế nào cho phải đạo.

2.Nội dung bài dạy (35)

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 2: Mẹ tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2009 Ngày dạy: tháng năm 2009 Tuần 1 Tiết : 2 Mẹ tôi (Et - môn - đô đơ A - mi - xi) I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận, hiểu được những t/c thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ. Từ đó biết cách sống, cách xử sự cho đúng. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, củng cố kiến thức về ngôi kể, nhân vật kể chuyện, VBND *.Giáo dục tư tưởng: lòng kính yêu ông bà cha mẹ. II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học và chuẩn bị trước bài ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) Qua vb “Cổng ”, em cảm nhận được t/c của cha mẹ với con cái ntn? B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Người mẹ có một vị trí và ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, lớn lao trong cuộc đời mỗi người. Song không phải khi nào ta cũng ý thức rõ được điều đó và có người đã phạm sai lầm tưởng đơn giản nhưng lại khó có thể tha thứ. VB “Mẹ tôi” sẽ cho chúng ta hiểu thêm về mẹ và biết phải cư xử với mẹ như thế nào cho phải đạo. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 05’ 10’ 20’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị trả lời câu hỏi ?Em hãy nêu đôi nét về tác giả và tác phẩm ? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. Gv h/dẫn đọc: chậm, tha thiết, chú ý câu cảm , câu cầu khiến. ? Em có thể cho biết đại ý của văn bản là gì ? ? văn bản có thể được chia làm mấy đoạn ? GV: Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” ? ( Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn trích . Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện, nhưng lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ ) Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết ? Vì sao người bố viết thư ? Người bố viết thư nhằm mục đích gì ? ? Em thấy người cha có tâm trạng, thái độ ntn? Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào ? GV:Sự đau đớn, bực bội của người cha được thể hiện qua từng lời nói. H/a so sánh thể hiện sự đau xót, xúc phạm sâu sắc. Hs thảo luận: + Vì sao người cha nói tình thương yêu kính trọng cha mẹ là t/c thiêng liêng hơn cả? + Người bố “Thà rằng bố ko có con” là thái độ cực đoan, cứng nhắc. ý kiến của em ntn? GV: Thái độ có phần cực đoan nếu căn cứ vào khuyết điểm h/tại của cậu bé, nhưng theo đúng mạch t/cảm, t/trạng. Đó là cách gd buộc người con phải suy nghĩ đến hậu quả của khuyết điểm và ko tái phạm. ? Qua lời lẽ của bố, em thấy mẹ của En-ri-cô là người ntn? Căn cứ vào đâu mà em có được nhận xét như thế? - Thơ CLV: Dẫu khôn lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con. ? Sau khi gợi lại hình ảnh người mẹ trong lòng En-ri-cô, người bố có thái độ ntn đối với con? - Hs đọc thầm lại đoạn “ Hãy nghĩ kỹ điều này ..... của con được ” tìm những lời khuyên chân thành, thấm thía nhất của người bố đối với En-ri-cô? ? Trong những lời khuyên đó, em tâm đắc nhất lời nào? Tại sao? Hs thảo luận - Liên hệ: mẹ Mạnh Tử. ? Tìm ca dao, tục ngữ, thơ thể hiện t/y, kính trọng cha mẹ? ? Bài học mà người bố dạy con qua bức thư đó là gì? ( Lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng cha mẹ mênh mông vô tận, con ko được vô lễ, vog ân bội nghĩa.) Học sinh đọc ghi nhớ Nội dung kiến thức I. Đọc tìm hiểu chung 1.Tác giả - tác phẩm: a. Tác giả: Et - môn - đô đơ A - mi – xi, là nhà văn người I-ta-li-a. -Thường viết về đề tài thiếu nhi, nhà trường về những tấm lòng nhân hậu b. Tác phẩm: Là văn bản nhật dụng viết về người mẹ - In trong tập truyện : Những tấm lòng cao cả II. Đọc hiểu văn bản 1.Đọc tìm hiểu từ khó *Đọc: *Từ khó: sgk 2.Đại ý - Bố cục *Đại ý: Thái độ của người bố khi con mắc lỗi với mẹ. *Bố cục: 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu ..... mất mẹ. Thái độ của En-ri-cô với mẹ. + Đoạn 2: Còn lại. Thái độ của người bố với En-ri-cô. 3.Tìm hiểu chi tiết: a. Tâm trạng của người cha. - Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo => Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ. - Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của En-ri-cô với mẹ “ Sự hỗn láo tim bố”. - Tức giận: “Bố ko nén được cơn tức giậnThà rằng bố ko có con ..” - Nghiêm khắc trong việc giáo dục con, chỉ rõ hậu quả của sự bội bạc, phạt con về việc làm sai: “Trong một thời gian con đừng hôn bố”. -> Người bố vừa giận, vừa thương con, muốn con sửa chữa lỗi lầm. Ông thật nghiêm khắc nhưng cũng thật độ lượng, tế nhị. * Tham khảo: - Công cha - Đói lòng ăn hột chà là b. Hình ảnh người mẹ - Hết lòng yêu thương con, hi sinh vì con từ thuở thơ ấu đến lúc trưởng thành: + Thức suốt đêm. + Sẵn sàng đi ăn xin + Hi sinh tính mạng - Khuyên con xin lỗi mẹ -> Người mẹ hiện lên cao cả, lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì con. III - Tổng kết 1. Nghệ thuật: + Hình thức viết thư tế nhị, kín đáo. + Lời lẽ giản dị, xúc động. 2. Nội dung: - T/c cha mẹ dành cho con cái là điều thiêng liêng hơn cả. - Bài học: ko được hư đốn, chà đạp lên t/c đó. * Ghi nhớ: sgk (12) C.Luyện tập(3’) Câu 1 ( tr - 11) (Nhan đề do t/g đặt cho vb. Người mẹ ko xh t/tiếp trong câu chuyện nhưng đó là tiêu điểm mà các n.v, chi tiết đều hướng tới để làm rõ.) D.Củng cố(1’) Nhắc lại nội dung bài học E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Học kĩ bài học. Thuộc các câu văn thể hiện chủ đề vb. - Thay lời En-ri-cô, viết 1 bức thư xin lỗi mẹ. - Thống kê các từ ghép trong vb. - Chuẩn bị : Từ ghép.

File đính kèm:

  • docME TOI.doc