Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 18 - Bài dạy: Thực hành ngoại khóa “trật tự an toàn giao thông”

I/. Mục tiêu:

1/ kiến thức:

- Nêu được những qui định chung của pháp luạt về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ

2/ kĩ năng:

- Biết xử lí đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học

- Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác

3/ Thái độ:

- Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông.

- Ung hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.

II/. Chuẩn bị:

 1/. Giáo viên: - Bảng phụ bút dạ ,nam châm.

 - Luật giao thông đường bộ năm 2001.

 - Một số biển báo giao thông, tranh ảnh về các tình huống đi đường.

 - Số liệu, sự kiện, tình hình thực hiện an toàn giao thông ở địa phương

2/. Học sinh:

 - Phiếu học tập,bút dạ, bảng nhóm.

 - Sưu tầm một số tranh ảnh tai nạn giao thông diễn ra hoặc một số tình huống đi đường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 18 - Bài dạy: Thực hành ngoại khóa “trật tự an toàn giao thông”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18 Ngày soạn: 16 – 12 – 2008 Tiết : 18 Bài dạy: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA. “Trật tự An toàn Giao thông” I/. Mục tiêu: 1/ kiến thức: Nêu được những qui định chung của pháp luạt về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Giải thích được một số qui định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ 2/ kĩ năng: Biết xử lí đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác 3/ Thái độ: Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông. Uûng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Bảng phụ bút dạ ,nam châm. - Luật giao thông đường bộ năm 2001. - Một số biển báo giao thông, tranh ảnh về các tình huống đi đường. - Số liệu, sự kiện, tình hình thực hiện an toàn giao thông ở địa phương 2/. Học sinh: - Phiếu học tập,bút dạ, bảng nhóm. - Sưu tầm một số tranh ảnh tai nạn giao thông diễn ra hoặc một số tình huống đi đường. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc bài cũ (5’) Trả và chửa bài kiểm tra học kì 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: 2 - Em hãy nhận xét về tình hình trật tự an toàn giao thông. Những hành vi mà học sinh thường mắc phải - HS trả lời tự do. - Gv nhận xét dẫn dắt vào bài. b/. Tiến trình: TL Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 8’ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Gv nêu tình huống: Một người đi xe đạp đi vào đường dành cho ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bịth]ơng và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Gv nhận xét, kết luận. Hs thảo luận nhóm 3 ‘ Ghi nội dung thảo luận lên bảng nhóm => rút ra ý kiến thống nhất: Không đồng ý với ý kiến trên. Lý do: Người đi xe đạp có lỗi không đi đúng phần đường của mình, gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm vì đã gây ra tai nạn. Người đi xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp. Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lí nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm. 10’ Hoạt động 2:Tìm hiểu cách sử dụng làn đường Gv dùng tranh mô tả các loại vạch kẻ đường giới thiệu với hs: Vạch kẻ đường số 1.5 (xác định ranh giới làn xe chạy theo 1 hướng) Vạch kẻ đường 1.15 (xác định vị trí chổ xe đạp đi ngang qua đường của xe cơ giới) Gv yêu cầu hs nêu cách đi của các em khi gặp 2 loại vạch kẻ đường nêu trên. Gv liên hệ đoạn đường sân bay đã có vạch kẻ đường. Gv chốt lại: Khi đi trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng. Khi đi xe đạp ngang qua đường của xe cơ giới phải nhường đường cho phương tiện của xe cơ giới. Hs nêu tự do về cách đi của mình. 10’ Hoạt động 3:Thảo luận lớp các thông tin tình huống Gv treo bảng phụ ghi sẵn tình huống: Bạn H 16 tuổi đi xe máy Future Neo của mẹ chở N 18 tuổi và T 14 tuổi. Khi đến địa phận thị trấn Vĩnh Thạnh, H vượt xe ô tô đi cùng chiều phía trước nhưng do không chú ý lúc đó xe ô tô cũng đang rẽ trái, nên tay lái xe mô tô của H va vào bánh trước bên trái ô tô gây chấn thương nặng cho H và những người cùng đi trên xe mô tô. a/. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn. b/. Hãy cho biết H có những vi phạm gì về trật tự an toàn giao thông. c/. Theo em, khi muốn vượt xe ta phải cần chú ý điều gì? Gv mở rộng: những người ngồi trên xe máy của H có vi phạm không? Tại sao. Gv nhận xét, kết luận. Hs đọc tình huống. Hs xác định yêu cầu của tình huống. Cả lớp cùng thảo luận. Một số em xung phong trả lời câu hỏi. Nguyên nhân tai nạn trên là do người điều khiển xe máy vượt ô tô không chú ý quan sát đã vượt đúng lúc xe ô tô rẽ trái. H có những vi phạm qui định về an toàn giao thông: Chưa đủ 18 tuổi. Chưa được cấp giấy phép lái xe (điều 53, 55 luật GTĐB) Chở 2 người lớn vi phạm điều 28 luật GTĐB Khi muốn vượt xe khác phải báo hiệu bằng đèn, còi hoặc bằng tay và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt và phải vượt về phía bên trái. Hs trả lời: N và T đều vi phạm qui định an toàn giao thông vì đã ngồi 2 người trên xe của H 8’ Hoạt động 4: Củng cố Gv treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 4 SGK trang 9. Gv chốt lại: Đồng ý với ý kiến cho rằng lái xe ô tô không dừng lại là sai. Vì đố là việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (điều 36) Người lái xe ôm vi phạm: Chở 2 người lớn. Lấn sang bên trái đường Hs đọc đề bài tập. Hs xác định yêu cầu bài tập. Hs phát biểu, trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung. 4/. Dặn dò: (1’) + Sưu tầm tranh ảnh, báo về các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông “ghép thành tập”. + Xem trước bài 12: “Sống và làm việc có kế hoạch” Đọc trước thông tin SGK. Soạn phần gợi ý a, b SGK IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 18.doc