Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Thực hành nội dung bài đã học

1. Mục tiêu bài học :

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức, các vấn đề xảy ra ở địa phương, phát huy khả năng hòa nhập, tư duy, nắm bắt thực tế của HS. Bồi dưỡng HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Kĩ năng:

- Học sinh biết cách cư xử đúng, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

c.Thái độ:

- Tôn trọng và có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức và cố gắng trong học tập.

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên:

 - Hình ảnh HS hút thuốc lá, hình ảnh cuộc sống gia đình.

 - Bảng phụ.

b. Học sinh:

- Giấy khổ lớn, bút dạ.

- Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về nội dung thực hành.

3. Phương pháp dạy học:

 - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống, sắm vai.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Thực hành nội dung bài đã học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 17 Ngày dạy: THỰC HÀNH NỘI DUNG BÀI ĐÃ HỌC 1. Mục tiêu bài học : a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu sâu hơn các vấn đề về đạo đức, các vấn đề xảy ra ở địa phương, phát huy khả năng hòa nhập, tư duy, nắm bắt thực tế của HS. Bồi dưỡng HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. b. Kĩ năng: - Học sinh biết cách cư xử đúng, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. c.Thái độ: - Tôn trọng và có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức và cố gắng trong học tập. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Hình ảnh HS hút thuốc lá, hình ảnh cuộc sống gia đình. - Bảng phụ. b. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. - Ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về nội dung thực hành. 3. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống, sắm vai... 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Tự tin có ý nghĩa như thế nào? Nêu cách rèn luyện lòng tự tin? (6 điểm) HS: - Ý nghĩa: Có thêm nghị lực, sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn - Cách rèn luyện tính tự tin: chủ động, tự giác trong học tập; khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải Câu 2. Bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện tính tự tin? (4 điểm) HS: Trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Giảng bài mới: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Giới thiệu bài GV: Giới thiệu cho HS biết nội dung, cách thức thực hiện tiết thực hành. GV: Chuyển ý. - Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết quả. Nhóm 1: Lớp 7A có một số bạn lười học, không chịu lao động, thích ăn chơi, đua đòi, rủ nhau la cà quán nước, trêu chọc phụ nữ, lấy cắp đồ của bạn trong lớp. Em hãy nêu thái độ của mình đối với các bạn ấy? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. *Cho học sinh quan sát hình ảnh HS hút thuốc lá. HS: Nêu nhận xét của mình. Nhóm 2: Em hãy điền đầy đủ các câu ca dao, tục ngữ dưới đây và nêu ý nghĩa của chúng. - Một cây.. Ba cây - Của ít.. - Một miếng. - Lá lành.. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 3: Hãy khoanh tròn thái độ nào sau đây nói về khoan dung và kể một việc làm thể hiện khoan dung hoặc chưa khoan dung của bản thân. a. Thù hằn, ghen ghét. b. Tha thứ. c. Cố chấp. d. Độ lương. HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 4: Thành và Thái là hai anh em nhưng mỗi người một tính: Thành hay nổi khùng khi không vừa ý điều gì; Thái thì cái gì cũng cho mình đúng, không chịu thua ai. Có lần hai anh em đánh nhau chỉ vì tranh nhau qủa bóng. Em nhận xét gì về Thành và Thái. Nếu là Thành hoặc Thái em sẽ cư xử như thế nào? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. *Cho học sinh quan sát hình ảnh cuộc sống gia đình HS: Nêu nhận xét của mình. Nhóm 5: Em ứng xử như thế nào trong các tình huống sau đây: a. Bạn vô tình làm đổ mực vào vở của mình. b. Bạn cố tình đổ lỗi cho mình. c. Bạn đặt điều nói xấu mình. d. Bạn có thái độ gắt gỏng, khó chịu. HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 6: Hằng và Hoa cùng học lớp 7C, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Lớp trưởng đang bàn bạc cách giúp đỡ cả hai bạn. Nhưng Hồng nghĩ: mình chỉ cần giúp Hoa thôi vì Hoa thường hay giúp mình làm toán. Theo em, cách nghĩ của Hồng như vậy có thể hiện đoàn kết, tương trợ không? Vì sao? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. - Họat động 6 : Liên hệ thực tế. GV: Các nhóm có thể liên hệ với bản thân đưa ra những tình huống theo nội dung các câu trên. HS: Tự liên hệ bản thân mình. GV: Nhận xét, chuyển ý. I. Nội dung bài học : Đáp án: Câu 1: Thái độ đối với các bạn: - Góp ý, phê bình, chỉ rõ khuyết điểm của bạn. - Thân mật, vui vẻ nhưng nghiêm khắc với thói hư, tật xấu của bạn. Câu 2: + Điền từ: - Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Của ít lòng nhiều. - Một miếng khi đói bằng một gói khi no. - Lá lành đùm lá rách. + Ý nghĩa: Các câu ca dao, tục ngữ trên nói về tình đoàn kết, tương trợ. Câu 3: - Thái độ nói về khoan dung: b, d. - Học sinh kể một việc làm của bản thân thể hiện sự khoan dung Câu 4: - Nhận xét về hai anh em: chưa hòa thuận, không biết nhường nhịn nhau, chưa góp phần xây dựng gia đình văn hóa. - Em sẽ ứng xử: + Nếu là Thành sẽ biết kiềm chế bản thân, biết nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng người khác + Nếu là Thái phải biết lắng nghe , tiếp thu ý kiến của người khác, biết yêu thương nhường nhịn. Câu 5: Em sẽ ứng xử như sau: a. Bỏ qua cho bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn. b. Tìm hiểu rõ sự việc, xác định người gây ra lỗi. Nhẹ nhàng chỉ ra sai trái của bạn. c. Nhẹ nhàng giải thích để bạn thấy đó là hành vi không tốt. d. Tìm nguyên nhân gây ra thái độ đó và cố gắng gần gũi bạn. Câu 6: - Cách nghĩ của Hồng chưa thể hiện đoàn kết, tương trợ. - Vì: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, chứ không phải chỉ khi nào bạn giúp mình thì mình mới giúp bạn. 4.4/ Củng cố và luyện tập. GV: Mỗi nhóm thực hiện một tình huống đã chuẩn bị: sắm vai, kể chuyện. HS: Trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa và sách tình huống. + Làm các bài tập sách giáo khoa, sách tình huống ở các bài đã thực hành. * Bài mới: - Chuẩn bị tiết ôn tập học kì I. + Ôn nội dung các bài: từ bài 1 đến bài 11. + Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tình huống sắm vai thể hiện nội dung trong các bài. + Tìm ca dao, tục ngữ, câu chuyện liên quan đến các bài ôn tập 5/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 18 NGOAI KHOATT.doc