Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 16: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức: HS củng cố kiến thức đã học qua việc làm các bài tập tình huống và tìm hiểu các văn hoá ở địa phương.

2. Về kỹ năng: Giúp HS có kĩ năng giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

3. Về thái độ: Góp phần củng cố kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn cho HS.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng tự nhận thức bản thân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 16: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: NS: 10/12/2012 Tiết 16: NG: 12 /12/2012 THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: HS củng cố kiến thức đã học qua việc làm các bài tập tình huống và tìm hiểu các văn hoá ở địa phương. 2. Về kỹ năng: Giúp HS có kĩ năng giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống. 3. Về thái độ: Góp phần củng cố kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn cho HS. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng. Kĩ năng giải quyết vấn đề. Kĩ năng tự nhận thức bản thân. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở soạn và vở ghi của HS. Kết hợp kiểm tra bài cũ trong tiết học. 3. Dạy - học bài mới: a. GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ giải quyết một số tình huống liên quan bài học. b. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1: Giải quyết tình huống: Tình huống 1: Hoàng cùng Tuấn đang trên đường đến trường. Bỗng nhiên có 2 người lạ mặt trạc tuổi các em chặn lại. Một người trong bọn chúng và nói giọng hậm hực. - Đúng thằng này! Rồi tên này nói với người cùng đi: - Hôm nọ nó đi xe máy cán chết con chó Nhật của mình, rồi cứ thế phóng thẳng không thèm dừng lại. Hôm nay phải cho nó 1 bài học. Nói xong cả hai người cùng xông vào đấm đá Tuấn tới tấp. H: Em hãy chọn phương án nào sau đây? Vì sao? 1. Hợp tác với Tuấn để chống trả lại 2 người lạ mặt. 2. Để cho đối phương dạy chúng 1 bài học, vì biết Tuấn là người có lỗi, sau đó mới can ngăn. 3. Đứng ra ngăn cản ngay từ đầu để giảng hoà. 4. Đứng ra bảo vệ, không cho họ xông vào Tuấn. Tình huống 2. Lớp 7A có một số bạn lười học, không chịu lao động, thích ăn chơi, đua đòi, rủ nhau la cà quán nước, trêu chọc phụ nữ, lấy cắp đồ dùng của bạn trong lớp. H: Em hãy chọn thái độ của mình với các bạn đó theo các cách sau: - Tránh xa. - Không cần quan tâm. - Gần gũi, giúp đỡ. - Góp ý phê bình chỉ rõ khuyết điểm. - Thân mật vui vẻ nhưng nghiêm khắc với thói hư, tật xấu. Tình huống 3. Nhà cô Lan ở tầng 2, cô Thanh ở tầng 1 trong cùng ngôi nhà tập thể. Nhà cô Lan xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến nhà cô Thanh và buộc cô Thanh phải nhờ cơ quan chức năng can thiệp. Từ đó, cô Lan thù ghét nói xấu cô Thanh. Dù vậy khi cô Lan bị ốm, cô Thanh vẫn mua quà đến thăm cô Lan. H: Em có nhận xét gì về nhân vật cô Thanh trong tình huống nêu trên? Tình huống 4: a/ Sau khi làm bài kiểm tra toán cuối học kì, Minh suy nghĩ mãi về cách giải. Các bạn ngồi cạnh Minh giải kiểu khác. Minh suy nghĩ và tự khẳng định cách giải của mình là đúng. H: Em có nhận xét gì về Minh? b/ Sắp đến ngày hội diễn văn nghệ, lớp 7A chuẩn bị một số tiết mục để tham gia. Thắng nói với lớp trưởng: “Nếu tớ không tham gia thì lớp sẽ thất bại”. H: Em hãy nhận xét về bạn Thắng? Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi. GV tổ chức cho HS thi hát các bài hát về chủ đề thầy cô theo nhóm dãy bàn. Mỗi bên luân phiên hát các bài có thừ “cô”. Bên nào không hát được thì bên đó thua cuộc. GV cử ra 3 bạn làm BGK. Thời gian chơi 10 phút. BT1: Chọn phương án sau: - Đứng ra ngăn cản ngay từ đầu để giảng hoà. - Đứng ra bảo vệ, không cho họ xông vào Tuấn. BT2: * Thái độ đúng: + Gần gũi, giúp đỡ. + Góp ý phê bình chỉ rõ khuyết điểm. + Thân mật vui vẻ nhưng nghiêm khắc với thói hư, tật xấu. BT3: Cô Thanh có lòng khoan dung: tha thứ, độ lượng . BT4: a/ Minh có lòng tự tin. b/ Thắng tự cao, tự đại. 4. Củng cố: GV khái quát nội dung chính cần nắm trong tiết học. 5. Đánh giá: GV yêu cầu HS nêu các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến các nội dung đã học. 6. Hoạt động nối tiếp: - Xem lại nội dung bài học. - Ôn lại các bài đã học để giờ sau ôn tập HKI. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD7 tuan 16 tiet 16.doc