I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nhận biết được một số biển báo hiệu giao thông thông dụng, phổ biến.
2. Về kỹ năng: Góp phần giáo dục ý thức tôn trọng luật lệ giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và người khác khi tham gia giao thông.
3. Về thái độ: Thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông theo luật giao thông đường bộ. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật giao thông, các tín hiệu, bảng báo hiệu khi tham gia giao thông.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 15: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15: NS: 03/12/2012
Tiết 15: NG: /12/2012
THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Nhận biết được một số biển báo hiệu giao thông thông dụng, phổ biến.
2. Về kỹ năng: Góp phần giáo dục ý thức tôn trọng luật lệ giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và người khác khi tham gia giao thông.
3. Về thái độ: Thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông theo luật giao thông đường bộ. Nghiêm chỉnh chấp hành đúng luật giao thông, các tín hiệu, bảng báo hiệu khi tham gia giao thông.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kĩ năng tự nhận thức bản thân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tự tin? Cho ví dụ?
- Ý nghĩa của tự tin? Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự tin mà em biết?
3. Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu: GV nêu tình hình chấp hành TTATGT và tình hình tai nạn giao thông hiện nay để dẫn dắt vào bài mới.
b. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin tình huống
GV đọc các thông tin (Xem tài liệu )
GV nêu câu hỏi:
1. Nguyên nhân tai nạn của H và những người cùng đi là gì?
2. H có những vi phạm gì về TTATGT?
3. Theo em khi muốn vượt xe thì phải làm gì?
- HS thảo luận trả lời.
- GV nêu tình huống ( Xem tài liệu ) và nêu câu hỏi: Theo em, ai nói đúng, ai nói sai?
- HS thảo luận trả lời.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học
- GV nêu câu hỏi:
1. Nêu những qui định chung về trật tự an toàn giao thông.
2. Nêu một số qui định cụ thể về trật tự an toàn giao thông.
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập
- GV nêu các bài tập tình huống trong tài liệu, yêu cầu HS giải.
- HS thảo luận giải các bài tập.
1. Thông tin, tình huống
- Nguyên nhân: H chở quá số người qui định, vượt xe không quan sát.
- H vi phạm: Chở 3, đi xe mô tô khi chưa đủ tuổi qui định, không có giấy phép lái xe.
- Khi muốn vượt xe phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt.
- Bạn Vân nói đúng, các bạn khác nói sai.
2. Nội dung bài học
a. Những quy định chung
– Khi phát hiện công trình giao thông có nguy cơ không an toàn thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm biết
- Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật không phân biệt đối tượng vi phạm.
- Khi xảy ra tai nạn giao thông thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cảnh sát giao thông biết.
b. Những qui định cụ thể
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các phương tiện tham gia giao thông phải đi đúng phần đường quy định.
- Khi vượt xe phải chú ý quan sát, thấy an toàn thì mới được vượt.
- Khi tránh xe khác thì phải tránh về phía bên phải, vươt xe khác thì phải vượt về phía bên trái.
- Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người đi bộ xuống sau. Khi lên bờ thì ngược lại.
3. Bài tập
Bài 1: Khi xảy ra tai nạn giao thông, em tán thành cách ứng xử: a, c, đ, h, k.
Bài 2: Em không đồng ý vì: xe đạp đi sai phần đường còn xe máy đi đúng phần đường của mình.
Bài 3: Nhận xét các hành vi của những người tham gia giao thông trong các bức tranh: Những người đó đều vi phạm TTATGT.
4. Củng cố: GV khái quát nội dung chính cần nắm trong tiết học.
5. Đánh giá: GV đưa một số biển báo giao thông đường bộ để HS nhận biết.
6. Hoạt động nối tiếp:
- Xem lại nội dung bài học.
- Ôn lại các bài đã học để giờ sau thực hành tiết 2.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7 tuan 15 tiet 15.doc