Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 14: Tự tin

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

Giúp học sinh hiểu:

- Thế nào là tự tin và ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống.

- Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có lòng tự tin trong cuộc sống.

2. Về thái độ:

- Hình thành ở học sinh tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống.

- Có thái độ kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.

3. Kĩ năng:

- Giúp học sinh nhận biết những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.

- Biết thể hiện tính tự tin trong học, và rèn luyện và trong những công việc cụ thể của bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + tranh ảnh, phim, truyện về những tấm gương thể hiện lòng tự tin.

 + Phiếu học tập, giấy khổ lớn, bút dạ, máy chiếu, ca dao tục ngữ.

- Học sinh: đọc bài (SGK).

III. TIẾN TRÌNH:

 

doc7 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 14: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2009 Bài 11 – Tiết 14 Tự tin Mục tiêu bài học: Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Thế nào là tự tin và ý nghĩa của lòng tự tin trong cuộc sống. Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có lòng tự tin trong cuộc sống. Về thái độ: Hình thành ở học sinh tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Có thái độ kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải. Kĩ năng: Giúp học sinh nhận biết những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh. Biết thể hiện tính tự tin trong học, và rèn luyện và trong những công việc cụ thể của bản thân. Chuẩn bị: Giáo viên: + tranh ảnh, phim, truyện về những tấm gương thể hiện lòng tự tin. + Phiếu học tập, giấy khổ lớn, bút dạ, máy chiếu, ca dao tục ngữ. Học sinh: đọc bài (SGK). Tiến trình: 1.ổn định tổ chức: sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3 phút. Bài tập: (máy chiếu) Hãy đánh dấu X vào ô trống những ý kiến đúng nói về việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp Gia đình, dòng họ nghèo thì không đáng tự hào. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Giáo viên gọi một học sinh đứng tại chỗ trả lời; đánh giá; cho điểm. 3.Bài mới: Vào bài: GV cho học sinh xem 1 đoạn Video Clip về tấm gương Đặng ánh Tuyết. Mặc dù sớm bị tàn tật như vậy nhưng bằng lòng tin vào khả năng của bản thân, Đặng ánh Tuyết đã có thêm sức mạnh và nghị lực để vượt qua sự yếu đuối của thể xác để chiến thắng chính bản thân mình. Và có 1 câu nói khá nổi tiếng của 1 nhân vật gần đây luôn là tấm gương của thế hệ trẻ thời đại Hồ chí Minh - Đặng Thuỳ Trâm đó là: Sống ở trên đời phải biết khiêm tốn nhưng đồng thời phải có lòng tự tin, một ý thức làm chủ. Nừu mình làm đúng hãy cứ tự hào với mình đi” (Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm). Vậy tự tin là gì? Biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay. Hoạt động của thày-trò Nội dung - Gọi học sinh đọc truyện SGK. ? Qua câu chuyện vừa tìm hiểu, em hãy cho biết bạn Hà học tiếng Anh trong hoàn cảnh nào? - Góc học tập chỉ là một căn gác xép - Một giá sách - Một máy cát xét đã cũ. - Không đi học thêm mà tự đi học, học ở SGK, sách nâng cao, học trên ti vi, luyện nói với người nước ngoài GV chốt lại: Trịnh Hải Hà học tập trong điều kiện còn rất thiếu thốn, thế nhưng bằng sự ham học, chủ động trong học tập, tin tưởng vào bản thân mình nên Hà đã đạt được thành công to lớn, trở thành một trong 23 học sinh việt Nam được du học ở SinGapo. ? Vậy Hà đã có những điều kiện gì để được đi du học? (Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở Singapo) - Là học sinh giỏi toàn diện. - Nói tiếng Anh thành thạo. - Trải qua hai kì thi cực kì gắt gao do chính người Singapo tuyển chọn. HS trả lời, HS nhận xét. Giáo viên trình chiếu. ? Bật máy. Qua việc học tập của bạn, em thấy bạn là người như thế nào ? Những biểu hiện nào cho em biết điều đó? HS : Chủ động trong học tập Ham học Rất tự tin HS: trả lời -> GV: đánh giá -> Ghi bảng Em học tập được gì qua tấm gương của bạn Hải Hà? HS: ham học Chủ động trong học tập Tự tin Để hiểu rõ hơn về lòng tự tin cô mời các em theo dõi hình ảnh sau: GV: đưa ra hình ảnh Nguyễn Thị Hồng -> GV kể câu chuyện “Người phụ nữ của biển” GV: qua câu truyện vừa kể em thấy chị Hồng là người như thế nào? HS: can đảm, tự tin, quyết đoán,dám nghĩ dám làm. Biểu hiện: Bình tĩnh xử lí tình huống Dám quyết định cho tầu quay đầu ra biển chống chọi với cơn bão ?:Qua phần vừa tìm hiểu hãy cho biết tự tin là gì? - Học sinh trả lời -> nhận xét -> GV trình chiếu. - HS đọc nội dung -> GV ghi bảng. (người tự tin là người như thế nào?) ? Em hãy tìm trong thực tế cuộc sống những tấm gương tiêu biểu về những con người có lòng tự tin? - HS trả lời. - GV chiếu trên màn hình và giới thiệu một số tấm gương tiêu biểu đã thành công nhờ vào lòng tự tin trong lịch sử và thực tế cuộc sống - GV mở rộng, liên hệ với tự lực và tự lập. Chúng ta cần phân biệt ba khái niệm: Tự tin, tự lực, tự lập (Tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết những công việc của bản thân. Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa vào người khác. Giữa tự tin – Tự lực – Tự lập có mối quan hệ chặt chẽ. Người có tính tự tin mới có thể tự lực và tự lập trong cuộc sống). ? E hãy tự nhận xét xem bản thân em đã tự tin chưa? Khi gặp việc khó, bài khó em có nản lòng không? Chuyển: Chúng ta vừa được biết thế nào là tự tin. Vậy tự tin có ý nghĩa như thế nào -> 2. ? Chúng ta vừa được biết những tấm gương về lòng tự tin. Vậy còn bản thân các em thì sao? ? Em hãy kể lại một lần em đã hành động một cách tự tin và nêu kết quả của hành động đó. - HS tự kể. - GV vừa cho HS xem trên máy chiếu những hình ảnh Nguyễn Ngọc Ký, Đặng ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hồng vừa giới thiệu ? Vậy lòng tự tin có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi con người? - HS trả lời -> Chiếu trên máy và ghi bảng. - GV: Tự tin có ý nghĩa rất to lớn, là khởi nguồn của mọi thành công trong cuộc đời, giúp con người thực hiện được những ước mơ cao đẹp. ? Trái với tự tin là gì? - HS: thiếu tự tin ? Em hãy kể về những trường bản thân em do thiếu tự tin gặp khó khăn thì hoang mang, thiếu quyết tâm nên hiệu quả kém hoặc thất bại? - GV gọi 2 HS kể. ? Nếu không tự tin con người sẽ như thế nào? - HS trả lời -> GV trình chiếu -> Ghi bảng. - Gọi 2 HS tự nhận xét về mình. - GV khái quát: Như vậy lòng tự tin là rất cần thiết nhất là trong bối cảnh đất nước hiện nay. Nhưng nếu con người thiếu lòng tự tin thì lại có tác hại rất lớn: ảnh hưởng đến công việc lúc đó mà còn ảnh hưởng đến tương lai cuộc sống của mỗi con gnười sau này. Có những người do thiếu tự tin rụt rè sống khép kín dẫn tới mắc bệnh trầm cảm, ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Chuyển: Để rèn luyện lòng tự tin chúng ta phải làm như thế nào? - Cho HS thảo luận nhóm: (2 phút). Nhóm 1 : Tự tin khác với tự cao, tự đại và khác với tự ti như thế nào ? Nhóm 2 : Có ý kiến cho rằng: Người tự tin một mình quyết định công việc không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Nhóm 3 : Trong hoàn cảnh nào con ngừơi cần có tính tự tin. Em hãy cho ví dụ và cách ứng xử ? Nhóm 4 : Để có thể suy nghĩ và hành động một cách tự tin, con người cần có những phẩm chất và điều kiện gì nữa ? - GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp lại kết quả. GV chiếu trên máy -> HS nhận xét, bổ sung - GV khái quát lại: + Tự cao tự đại, tự ti là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán và khắc phục. + Người tự tin cần sự hợp tác và giúp đỡ. Điều đó càng làm cho chúng ta có thêm động lực, niềm tin và sức mạnh. + Trong hoàn cảnh khó khăn con người càng cần phải có lòng tự tin, dám nghĩ, dám làm. + Để tự tin, con người cần phải kiên trì, tích cực chủ động học tập không ngừng nâng cao nhận thức, năng lực để có thể hành động một cách chắc chắn, qua đó lòng tự tin được củng cố và nâng cao dần. - GV đưa ra tình huống: Bạn Lan có giọng hát rất hay nên lớp cử bạn biểu diễn văn nghệ của nhà trường tổ chức. Bạn đã từ chối không tham gia vì lí do không được bình tĩnh, xấu hổ khi đứng trước đám đông, sợ quên lời bài hát quên động tác biểu diễn, mọi người cười ? Nếu em là Lan thì em có đi không? Em sẽ khuyên Lan như thế nào để bạn đủ tự tin tham gia? -> GV tóm lại: Các hoạt động tập thể chính là môi trường để chung ta rèn luyện tính tự tin. Sự giao tiếp sẽ giúp cho các em mạnh dạn, giúp chúng ta khắc phục tính rụt rè, tự ti. ? Qua phần thảo luận, ta có thể rút ra cách rèn luyện tính tự tin như thế nào? - HS trả lời, GV trình chiếu, ghi bảng ? Bản thân các em đã tham gia các hoạt động tập thể nào? - HS kể: văn nghệ, TDTT, lao động, giao lưu với trẻ em khuyết tật. ? Một câu tục ngữ có 8 chữ khuyên con người ta trước khó khăn thử thách không được nản lòng chùn bước? (Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo) ? Nhờ có lòng tự tin mà con người có khả năng và dám đương đầu với những khó khăn thử thách. (Có cứng mới đứng đầu gió). ? Câu ca dao khuyên con người ta quyết chí, không lung lay trước khó khăn? (Ai ơi giữ chí cho bền – Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai). - GV chia làm 2 đội chơi trò tiếp sức. Mỗi đội 3 em lên điền dấu X vào các phương án đúng trên bảng phụ. Nội dung trong SGK. (2phút) ý kiến Đồng ý Không đồng ý 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. ? Gọi đại diện mỗi nhóm giả thích vì sao? ? GV gọi HS đọc tình huống SGK. ? Em có nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên. - HS trả lời, nhận xét IV. Củng cố: ? Trong bài học hôm nay chúng ta cần nắm được những nội dung lớn nào? - HS: 3 nội dung: Tự tin là gì? ý nghĩa? Cách rèn luyện tính tự tin? - GV chiếu sơ đồ: V. Hướng dẫn về nhà: - Học nội dung bài học - Làm bài tập còn lại. - Đọc trước bài tiếp theo. Sau đây chúng ta cùng đến với một đoạn clip nói về những con người có lòng tự tin và thành công trong các lĩnh vực trên nền nhạc của bài “Niềm tin chiến thắng” do ca sĩ Mĩ Tâm thể hiện. Mong rằng sau khi học xong bài này các em luôn có sự tự tin để chến thắng! Truyện đọc: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin ga po. Hà là người ham học và rất tự tin II. Nội dung bài học: 1. Tự tin là gì? Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. - Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2. ý nghĩa của sự tự tin: Tự tin giúp có thêm: Sức mạnh và nghị lực Sức sáng tạo Làm nên sự nghiệp lớn. 3. Cách rèn luyện tính tự tin? - Chủ động tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể. - Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. III. Luyện tập: Bài b - Đồng ý:1,3,4,5,6,8 - Không đồng ý: 2,7,9 Bài d - Hành vi thiếu tự tin, ba phải, hoang mang, dao động.

File đính kèm:

  • docTu tin HG.doc