Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 14 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Thái độ: Giúp HS hình thành tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

 Có thái độ biết ơn những thế hệ trước.

 Hình thành mong muốn tiếp tục được phát huy truyền thống đó.

3. Kĩ năng: HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình, xoá bỏ những tập tục đã lạc hậu, không phù hợp.

 Biết phân biệt hành vi đúng – sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ.

 Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 14 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Bài 10: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp Của gia đình, dòng họ. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Thái độ: Giúp HS hình thành tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. Có thái độ biết ơn những thế hệ trước. Hình thành mong muốn tiếp tục được phát huy truyền thống đó. 3. Kĩ năng: HS biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình, xoá bỏ những tập tục đã lạc hậu, không phù hợp. Biết phân biệt hành vi đúng – sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ. Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Nội dung bài học SGK lớp 7 trang 30 Nội dung cần lưu ý: Các nội dung cơ bản mà HS cần nắm được: - Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - HS phải làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. HS cần hiểu con người ai cũng có nguồn cội. Đó là gia đình, dòng họ và rộng hơn là dân tộc. Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể phân thành nhiều loại: Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất, tri thức khoa học: kinh nghiệm trồng lúa nước, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam Truyền thống đạo đức: yêu nước thương nòi, cần cù lao động, năng động sáng tạo Truyền thống văn hoá: cách giao tiếp, trang phục, tập quán Truyền thống nghệ thuật: các thành tựu thuộc loại hình nghệ thuật: tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước, dân ca Gv phải làm cho HS thấy rõ mỗi gia đình có những truyền thống tốt đẹp riêng. Đó là động lực tốt đẹp để thúc đầy những thế hệ sau vươn lên, tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ thể hiện lòng biết ơn và sống xứng đáng với những gì được hưởng. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc của dân tộc Việt Nam. C. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, tình huống, các câu chuyện - Giấy khổ lớn, bút dạ để thảo luận. - Máy projector. - Phiếu học tập. - Tài liệu, sách báo, tạp chí nói về truyền thống văn hoá. D. Tiến trình tổ chức dạy học. I. ổn định tổ chức. II. Dạy bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Giới thiệu bài Chiếu hình ảnh trong SGK và một số hình ảnh về các nghề truyền thống khác cho hs xem. (Hình ảnh nghệ nhân Thái Văn Hồng đang hướng dẫn con trai về nghề chế tạo sản phẩm từ gỗ). Em có cảm nhận gì về bức tranh. GV dẫn vào bài. Hoạt động của học sinh HS quan sát hình ảnh. Cá nhân trả lời. Nội dung cần đạt Hiểu biết về những nghề truyền thống đã và đang được gìn giữ và phát huy. Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc (HS đọc truyện trước ở nhà) - GV hướng dẫn HS thảo luận về nội dung câu chuyện theo gợi ý trong SGK. a, Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình nhân vật tôi trong truyện đọc được thể hiện như thế nào? b, Cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo đó diễ ra có dễ dàng hay không? Đòi hỏi con người có phẩm chất gì? c, Với lòng kiên trì, gia đình họ đã đạt được những thành quả gì? d, Noi theo tấm gương lao động miệt mài của mọi người, nhân vật tôi đã có những việc làm cụ thể nào? e, Em có đánh giá gì về việc làm của nhân vật tôi? GV chốt lại vấn đề: Con người muốn đạt tới một kết quả tốt đẹp phải bắt đầu đi lên bằng chính đôi bàn tay của mình, trên nền tảng đã có của gia đình. 2 HS cùng bàn trao đổi. HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân . Truyện đọc. Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó: Hai bàn tay cha và anh trai dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất. Bất kể thời tiết không bao giờ rời “trận địa”. Đấu tranh gay go, quyết liệt. -> Kiên trì, bền bỉ. Kết quả: Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu. Trang trại có hơn 100 héc ta đất màu mỡ. Trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả. Nuôi bò, dê, gà. Nhân vật “Tôi” Mang bạch đàn non cho cha và anh. Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé nhỏ. Mẹ cho 10 con gà con nay đã trở thành 10 con gà mái đẻ trứng. Số tiền có được để mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo. Nhận xét: Việc làm của nhân vật tôi thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là truyền thống. Truyền thống có thể được phân thành nhiều loại. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm GV đưa ra một số hình ảnh về truyền thống nghệ thuật. Từ việc nắm được khái niệm truyền thống, em hiểu giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì? GV chốt lại các ý chính. GV đưa ra các tình huống: Gia đình GV chuyển ý. Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đem lại những ý nghĩa gì cho bản thân? Cho xã hội? Điều đó có góp phần để xây dựng nên một gia đình văn hoá như tiết trước chúng ta đã tìm hiểu không? HS quan sát HS trả lời HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm a. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hoá, dạo đức b. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Bảo vệ Tiếp nối Phát triển Làm rạng rỡ thêm truyền thống 2. ý nghĩa ý nghĩa: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ để: Có thêm sức mạnh trong cuộc sống. Làm phong phú truyền thống, bản sắc của dân tộc VN. Dân tộc ta có các truyền thống: yêu nước thương nòi, uống nước nhớ nguồn, cần cù sáng tạo trong lao động và học tập 3. Liên hệ bản thân: Chúng ta cần phải: Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống của cha ông. Sống trong sạch, lương thiện. Không bảo thủ, lạc hậu. Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. Hoạt động 3: Hướng dẫn Chuẩn bị những tờ bìa, có ghi đặc điểm của 8 gia đình, sau đó yêu cầu học sinh xếp các gia đình đó vào những truyền thống nào được phát huy: (Truyền thống lao động sản xuất Truyền thống đạo đức Truyền thống văn hoá Truyền thống nghệ thuật) Học sinh dán những tờ giấy đó lên bảng, đội nào xong trước thì thắng. Sau đó giáo viên hướng học sinh đưa ra kết luận: Vậy, gia đình nào cũng có những truyền thống GV: Từ đó yêu cầu HS rút ra ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. GV hỏi thêm: Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào? Hoạt động 4: Liên hệ bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. GV: Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Hoạt động 5: Luyện tập (phát phiếu học tập cho học sinh) 1. GV đưa ra tình huống. Gia đình bạn B trong lớp làm nghề buôn bán nên rất khá giả. Trong họ hàng của bạn không ai học hết bậc THCS nên ông nội bạn nói rằng: “Học được đến đâu thì học, còn không học nữa thì về nhà làm kinh doanh. Đó là truyền thống của gia đình nhà mình” Em có nhận xét gì về tình huống đó? 2. BT c – SGK Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống. I III. Luyện tập: 1. BT tình huống. GV định hướng cho học sinh: - Mỗi gia đình có một truyền thống và cần được phát huy. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, phải có kiến thức thì con người mới có thể hoà nhập với thế giới. - Hơn nữa, mỗi người học sinh khi đến trường, bên cạnh việc phát huy truyền thống tốt đẹp (chăm chỉ, cần cù) của gia đình mình thì cũng phải cố gắng để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. VD: Trường THCS Cát Linh có những truyền thống dạy tốt – học tốt, hàng năm có rất nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp Thành phố, cấp Quận, rất nhiều bạn đoạt Huy chương vàng trong các Hội diễn văn nghệ, TDTT 2. BT c – SGK IV. Củng cố: Học sinh giới thiệu bài sưu tầm của cá nhân mình hoặc theo nhóm V. Dặn dò - Hoàn thành BT trong SGK. - Đọc trước bài mới: Tự tin. - Sưu tầm một số tranh ảnh về các làng nghề truyền thống hay các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của gia đình, dòng họ. Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây. Giấy rách phải giữ lấy lề. Đất lề, quê thói. Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Giáo án ghi bảng Tiết 14: Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Truyện đọc: “Truyện kể từ trang trại” Bằng sức lao động, biến đồi trọc thành trang trại. Nhân vật “tôi” khởi nghiệp với chuồng gà nhỏ và tự tiết kiệm phục vụ cho học tập. Cuộc sống đi lên bằng chính sức lao động của mình. Nội dung bài học: 1. Khái niệm a. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp - Học tập - Lao động - Nghề nghiệp - Đạo đức - Văn hoá Khái niệm: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Bảo vệ Tiếp nối Phát triển Làm rạng rỡ thêm truyền thống 2. ý nghĩa - Có thêm sức mạnh trong cuộc sống. - Làm phong phú truyền thống, bản sắc của dân tộc Việt Nam. 3. Liên hệ bản thân: Luyện tập: BT tình huống. BT c – SGK (32)

File đính kèm:

  • doc74653241234567234849876543543543r342195787656754321Bao tuong 20-11.doc
Giáo án liên quan