I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS kể được những tiêu chuẩn chính của một gia ñình vaên hoaù.
2. Về kỹ năng: HS biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình.
3. Về thái độ: Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hoá.
- Nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em – HS trong gia đình.
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm, biểu hiện của khoan dung?
- Vì sao cần có lòng khoan dung? Bản thân em cần phải rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung?
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 11 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: NS: 04/11/2012
Tiết 11: NG: 07/11/2012
Bài 9: XAÂY DÖÏNG GIA ÑÌNH VAÊN HOAÙ (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS kể được những tiêu chuẩn chính của một gia ñình vaên hoaù.
2. Về kỹ năng: HS biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hoá ở gia đình.
3. Về thái độ: Coi trọng danh hiệu gia đình văn hoá.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về những biểu hiện của gia đình văn hoá.
- Nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em – HS trong gia đình.
- Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm, biểu hiện của khoan dung?
- Vì sao cần có lòng khoan dung? Bản thân em cần phải rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung?
3. Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu: Gia đình là tế bào của xã hội và là cái nôi hình thành nhân cách con người, nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần – đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc và gia đình hạnh phúc sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định và văn minh. Để hiểu rõ hơn về nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
b. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc
*GV gọi HS đọc truyện /26 – 27, sau đó cho HS đàm thoại trực tiếp theo các câu hỏi:
H: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc mô hình gia đình như thế nào?
HS: Có 3 người (cô Hoà, chồng và con trai) -> Thuộc mô hình gia đình nhỏ- có 2 thế hệ.
H: Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hòa?
HS: có nề nếp, là một gia đình hạnh phúc, gương mẫu đi đầu xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
H: Cho biết đời sống tinh thần của gia đình cô Hòa?
HS: - Mọi người chia sẻ lẫn nhau.
- Đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng và đẹp mắt.
- Không khí gia đình đầm ấm – vui vẻ.
- Vợ chồng đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.
- Tú học bài đúng giờ – là học sinh giỏi.
- Ccô chú là chiến sỹ thi đua...
H: Gia đình cô Hoà đối xử như thế nào với bà con hàng xóm?
HS:
-Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
- Quan tâm, giúp đỡ bà con lối xóm.
- Tận tình giúp đỡ người ốm đau và bệnh tật...
H: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào ?
HS: Vận động bà con làm vệ sinh môi trường, chống các tệ nạn xã hội.
=>GV chốt lại: Gia đình cô Hoà đạt gia đình văn hoá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV hướng dẫn học sinh rút ra bài học từ mục 2- SGK/28.
H: Em hiểu thế nào là gia đình văn hóa?
=>HS trả lời, GV chuẩn xác và cho ghi bài.
GV nhấn mạnh: Đó cũng chính là 4 tiêu chuẩn chính để xây dựng gia đình văn hóa.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế
*GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi:
N1: Tìm biểu hiện trái với xây dựng gia đình văn hoá và nguyên nhân của nó ?
(Coi trọng tiền bạc, con cái hư hỏng – đua đòi ăn chơi, không quan tâm giáo dục con cái, vợ chồng bất hoà – không chung thuỷ, bạo lực trong gia đình -> Do cơ chế thị trường, chính sách mở cửa, lối sống thực dụng, quan niệm lạc hậu)...
N2: Theo em, đời sống tinh thần và đời sống vật chất của gia đình có mối quan hệ như thế nào?
( Có mối quan hệ chặt chẽ nhưng không phải cứ đời sống vật chất cao thì đời sống tinh thần của gia đình cũng cao và ngược lại.
VD: có gia đình giàu nhưng bất hạnh, ngược lại có gia đình không giàu nhưng hạnh phúc)
N3: Ở địa phương em, tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa được quy định như thế nào?
( Sinh đẻ có kế hoạch – từ 1 đến 2 con; tránh xa các tệ nạn XH; gia đình hòa thuận; nuôi con khỏe, dạy con ngoan)
N4: Theo em, vì sao việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch là 1 tiêu chuẩn của gia đình văn hóa?
(- Đó là thực hiện quy mô gia đình nhỏ, ít con mới có đk chăm sóc, nuôi dạy con cái chu đáo, đầy đủ.
- Đó là xóa bỏ tư tưởng lạc hậu “con đàn cháu đống”, “trọng nam khinh nữ”)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và cho HS xem giấy khen về gia đình văn hoá.
Hoạt động 4: Luyện tập:
GV hướng dẫn HS làm một số bài tập tại lớp:
- Cho HS trả lời trực tiếp BTa/28.
- Gọi HS nhận xét BTb/29.
I.Truyện đọc:
“Một gia đình văn hoá”
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
Gia đình văn hoá là:
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Đoàn kết với xóm giềng.
- Làm tốt nghĩa vụ công dân.
4. Củng cố:
*GV chốt lại tiết 1: Như vậy vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng để góp phần làm cho gia đình hạnh phúc và xã hội bình yên.
5. Đánh giá: - Em hãy tìm hiểu xem gia đình mình đã đạt gia đình văn hoá hay chưa?
- Để đạt được gia đình em cần những tiêu chuẩn nào?
- Ở địa phương em đã có cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá chưa?
6. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị giờ sau tìm hiểu tiếp bài học và làm bài tập.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7 tuan 11 tiet 11.doc