A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Hiểu thế nào là sống giản dị? Tại sao cần phải sống giản dị.
-Hình thành thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị.
-Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những gương giản dị trong cuộc sống.
B.Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới: Giới thiệu bài: Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Đó là phẩm chất vô cùng quí giá của con người. Để hiểu được giản dị là gì và nó được biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
30 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bà, cha mẹ.
-Tích cực tham gia các HĐ tập thể, HĐ XH (Các HĐ của trường lớp, khu dân cư...)
III-Luyện tập:
-HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến.
4.Củng cố: -Khái quát lại nội dung bài học.
-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học.
-Làm bài tập còn lại.
Ngày soạn: 11/12/2011
Bài 11:
TIẾT 14: TỰ TIN
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu thế nào là tự tin, ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống. Hiểu cách rèn luyện để
trở thành người tự tin .
-Những biểu hiện của tính tự tin - hình thành cho bản thân.
-Phân biệt với thiếu tự tin.
B.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Thế nào là khoan dung?Chúng ta phải làm gì để có lòng khoan dung?
3.Bài mới: Giới thiệu bài: Trong CS và công việc, lòng tự tin là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhiều khi quyết định đến sự thành bại sự nghiệp của cả cuộc đời . Vậy tự tin là gì? Vì sao con người cần phải tự tin? Bài học này sẽ giúp các em hiểu hơn về điều đó và rèn lòng tự tin cho chính bản thân mình.
-Gọi học sinh đọc truyện.
-Bạn Hà đã học tiếng Anh trong ĐK và hoàn cảnh như thế nào?
-Do đâu mà bạn Hà được cử đi du học nước ngoài?
-Nêu những biểu hiện sự tự tin của Hà?
-Qua phân tích em cho biết thế nào là lòng tự tin?
-Tự tiaôcs gì khác với tự lập và tự lực ?
-Mối quan hệ giữa tự tin với tự lực và tự lập như thế nào?
-Tự tin có ý nghĩa gì? Làm thế nào để con người có tính tự tin?
-Giáo viên lấy VD thực tế. HS trao đổi, thảo luận:
+Người tự tin có cần nghe ý kiến và hợp tác với người khác không?
+Tự tin khác tự ti, tự cao tự đại như thế nào?
+Con người cần có lòng tự tin trong hoàn cảnh nào?
-Công dân, học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự tin?
-Học sinh đọc BT, suy nghĩ trả lời. -Giáo viên nhận xét, bổ sung.
-Học sinh giải thích câu tục ngữ?
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
-Học ở gác xép ở ban công. Một giá sách khiêm tốn, một máy cát-xét đã cũ ® ĐK khó khăn, thiếu thốn.
-Giỏi toàn diện, thành thạo tiếng Anh.
-Tự học: Trong SGK, sách nâng cao, các chương trình dạy tiếng Anh trên tivi.
-Chủ động: Cùng anh luyện nói với người nước ngoài.
II-Nội dung bài học:
1-Thế nào là tự tin:
a)Khái niệm:
-Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. Dám nghĩ, dám làm, hành động cương quyết.
b)Phân biệt với tự lập và tự lực:
+Tự lực: Tự làm lấy, tự giải quyết lấy công việc của bản thân.
+Tự lập: Tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa, sống bám vào người khác.
=>Có tự tin thì mới có thể sống tự lập, tự lực và ngược lại, biết sống tự lực và tự lập giúp con người có thêm bản lĩnh để tự tin.
2-Vì sao con người cần phải tự tin:
-Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.
-Nếu không tự tin con người trở nên yếu đuối, bé nhỏ, không làm được việc gì.
-Người tự tin cần sự hợp tác và giúp đỡ. Điều đó càng giúp con người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh
-Tự cao tự đại , tự ti, rụt rè, ba phải là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán và khắc phục.
-Trong hoàn cảnh khó khăn, trở ngại, con người cần vững tin ở bản thân mình, dám nghĩ, dám làm.
3-Trách nhiệm của công dân, học sinh:
-Để tự tin, con người cần kiên trì, tích cực , chủ động tự giác HT, tham gia hoạt động TT.
-Không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành độc một cách chắc chắn
-Khắc phục tính rụt rè, dụa dẫm, ba phải; củng cố và nâng cao lòng tự tin.
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-HS tự liên hệ, làm bài.
2-Bài tập (b):
-Đồng ý vói các ý : 1, 4, 5, 6, 8.
3-Giải thích câu tục ngữ:
-"Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" Khuyên người ta phải có lòng tự tin, không nản lòng, chùn bướctrước khó khăn, thử thách.
-"Có cứng mới đứng đầu gió" Nhờ có lòng tự tin, quyết tâm cao, nghị lực lớn thì con người mới có khả năng đương đầu với khó khăn, thử thách.
4.Củng cố: -GV khái quát lại ND bài học.
5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học.
-Sưu tầm những mẩu chuyện về người có lòng tự tin.
-Đọc thêm người phụ nữ của biển (66).
-Làm bài tập còn lại SGK-35.
Soạn: 18/12/2011
TIẾT 15,16: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ
CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Tổ chức ngoại khoá các vấn đề địa phương, an toàn giao thông, tệ nạn XH.
-Hình thành ý thức chấp hành pháp luật, phòng tránh các tệ nạn XH.
-Nhận biết được những sai phạm để phòng tránh.
B.Tài liệu- phương tiện:
-Tranh ảnh về an toàn giao thông, tệ nạn XH, bảo vệ môi trường.
-Giáo án.
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Thế nào là tự tin? Vì sao con người phải có lòng tự tin? Liên hệ bt?
3-Bài mới:
-Qua bản tin an toàn giao thông hiện nay ở nước ta, em có nhận xét gì về tình hình giao thông trong cả nước và địa bàn thành phố Việt Trì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
-Trong các nhận xét trên, nhận xét nào là cơ bản?
-Kể những tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Việt Trì?
-Là học sinh em phải làm gì để phòng tránh các tại nạn xảy ra ( thực hiện tốt luật an toàn giao thông).
-Cho học sinh nhận biết biển báo GT.
-Hiện nay trên địa bàn địa phương cũng như cả nước, em thấy tai nạn XH nào nổi bật? Nguyên nhân?
-Tác hại của những tệ nạn XH?
-Cách khắc phục tệ nạn XH đó? ( học sinh trao đổi, tự luận). Giáo viên bổ sung nói rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn XH này.
-Nêu những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường?
-Liên hệ địa phương Phú Thọ - Việt Trì: Nhà máy nhiều, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước ( nhà máy giấy, hoá chất Lâm Thao) 1 làng mắc bệnh ung thư.
-Ở địa phương, thành phố, khu dân cư đã có những chỉ tiêu qđ VH ntn?
-Em đã làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá?
( Học sinh tự luận - Giáo viên bổ sung)
I-Thưc hành ngoại khoá các vấn đề địa phương:
1-An toàn giao thông:
-Tình trạng mất an toàn giao thông ngày càng gia tăng. Xảy ra thường xuyên trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng.
-Nguyên nhân: ( nhiều nguyên nhân) khách quan, chủ quan, nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do ý thức người tham gia giao thông không chấp hành luật an toàn giao thông.
+Đi xe quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
+Uống rượu bia khi tham gia giao thông, đi trái đường, lấn đường, rẽ sai quy định....
*Việt Trì vẫn thường xuyên sảy ra - gây ra những cái chết thương tâm.
2-Phòng chống tệ nạn XH:
a-Ma tuý:
-Con nghiện ngày càng gia tăng.
-Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình, xã hội
( tiền của, tính mạng, hạnh phúc gia đình, sinh ra nhiều tệ nạn khác.....)
b-Cờ bạc- mại dâm- chat:
c-Văn hoá phẩm đồi truy:
-Băng hình, phim ảnh.
3-Bảo vệ môi trường:
-Trồng cây xanh.
-Thu gom rác thải, xử lý.
-Bảo vệ nguồn nước, không khí.
4-Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình VH:
-Không nói tục, chửi bậy, đánh nhau.
-Sống làm việc có kế hoạch.
-Tránh lối sống tự do, cá nhân, buông thả.
-Tham gia hoạt động TT tích cực.
-Tích cực học tập, lao động->Con ngoan trò giỏi.
4.Củng cố:
-Nhấn mạnh nội dung cơ bản.
-Đánh giá ý thức tham gia các phong trào của nhà truờng chống các tệ nạn XH, bảo
vệ môi trường, tham gia XD gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
5.Dặn dò:
-Tự rèn luyện bản thân, nhắc nhở mọi người tham gia chấp hành tốt các qui định.
-Phát hiện những hành vi sai phạm để tránh xa các tệ nạn XH
Ngày soạn: 25/12/2011
TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KỲ
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
-Hệ thống kiến thức đã học trong học kỳ I. Biết làm BT, liên hệ bản thân.
-Hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong học sinh.
-Củng cố những kiến thức cần thiết. Ôn tập tốt để kiểm tra học kỳ đạt kết quả cao.
B.Tài liệu-phương tiện:
Hệ thống câu hỏi, bài tập, ôn tập.
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3-Bài mới.
-Em đã được học những phẩm chất đạo đức nào ở học lỳ I? Nêu định nghĩa của từng phẩm chất?
(từng học sinh trả lời định nghĩa)
-Đạo đức là gì?
-Thế nào là kỷ luật?
-Mối quan hệ giữa đạo đức, kỷ luật?
-4 câu tục ngữ đã tìm ở bài ngoại khoá
-2 câu ca dao
Học sinh có thể tìm thêm
-Theo em nếu sống không có lòng tha thứ con người sẽ sống ra sao?
-Để có tính khoan dung ta phải sống như thế nào?
-Em phải làm gì để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?
-Học sinh tự liên hệ bản thân về việc rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất đạo đức trên. ( Mặt mạnh, mạnh yếu kém cần khắc phục, rút kinh nghiệm)
I-Nội dung ôn tập:
1-Những phẩm chất đạo đức đã học:
-Sống giản dị.
-Sống trung thực.
-Sống tự trọng.
-Đạo đức và kỷ luật.
-Yêu thương con người.
-Tôn sư trọng đạo.
-Đoàn kết tương trợ.
-Khoan dung.
-Tự tin.
-Xây dựng gia đình văn hoá.
-Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình dòng họ.
2-Phân biệt đạo đức - kỷ luật, mối quan hệ:
a-Đạo đức: Là những qđ những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, môi trường sống được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
b-Kỷ luật: Là những qđ chung của 1 cộng đồng hoặc của XH ( nhà trường, cơ quan, cơ sở sản xuất) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
c-Mối quan hệ: Quan hệ chặt chẽ, qua lại.
3-Những câu ca dao, tục ngữ nói vệ TSTĐ:
4-Khoan dung - tha thứ:
-Ích kỷ, nhỏ nhen, xa cách, khép kín, không được mọi người yêu mến, kính trọng.
*Để có tính khoan dung phải:
-Sống cởi mở, gần gũi với mọi người.
-Chân thành, rộng lượng.
5-Giữ gìn và phát huy TT gia đình dòng họ.
-Chăm, ngoan, học giỏi.
-Phấn đấu học tốt,.
-Có hiếu với ông bà, cha mẹ.
-Tập làm nghề truyền thống GĐ để giúp đỡ cha mẹ.
-Tổ chức tham gia hoạt động XH cộng đồng, dân cư.
6-Liên hệ bản thân về việc RL tu dưỡng những phẩm chất đạo đức đã học:
7-HS làm 1 số câu hỏi TN Sgk, bộ đề ôn tập:
4.Củng cố: -Hệ thống kiến thức trọng tâm, cơ bản.
-Chữa câu hỏi trắc nghiệm trong sách giáo khoa, bộ đề.
5.Dặn dò: -Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học,
-Thực hành câu hỏi bài tập trong SGK.
-Xem lại câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề.
-Ôn tập GDCD 7, chương trình ngoại khoá.
-Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ I.
File đính kèm:
- giao an GDCD 7 giam tai.doc