Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 3: Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Gia Lai

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Hs nắm được các tôn giáo hoạt động hợp pháp ở Gia Lai; các tín ngwongx dân gian của đồng bào dân tộc Ba-na, Gia Rai.

-Hs thấy được các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của chính quyền địa phương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Gia Lai.

2.Kĩ năng:

-Phân định được hoạt động tôn giáo hợp pháp và hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

-Hiểu được tác hại của những hoạt động lwoj dụng tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hôi ở địa phương và trong nước.

-Phân biệt được các hoạt động tín ngưỡng và hành vi mê tín dị đoan.

-Biết cách ngăn chăn, thuyết phục không tham gia hoặc báo cáo kịp thời về hoạt động của những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

3.Thái độ:

-Gd hs tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tâp quán lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 3: Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần tiết Ngày dạy: BÀI 3 THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở GIA LAI I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Hs nắm được các tôn giáo hoạt động hợp pháp ở Gia Lai; các tín ngwongx dân gian của đồng bào dân tộc Ba-na, Gia Rai. -Hs thấy được các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của chính quyền địa phương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Gia Lai. 2.Kĩ năng: -Phân định được hoạt động tôn giáo hợp pháp và hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. -Hiểu được tác hại của những hoạt động lwoj dụng tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hôi ở địa phương và trong nước. -Phân biệt được các hoạt động tín ngưỡng và hành vi mê tín dị đoan. -Biết cách ngăn chăn, thuyết phục không tham gia hoặc báo cáo kịp thời về hoạt động của những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. 3.Thái độ: -Gd hs tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tâp quán lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo. -Cảnh giác đối với các hiện tượng lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng. *Kĩ năng sống cần giáo dục trong bài: Kĩ năng lựa chọn, kĩ năng xử lí, kĩ năng quyết định *Phương pháp chủ yêu: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai II. Chuẩn bị: Gv soạn bài theo sách địa phương. Hs đọc bài kĩ. III.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định: 2.Giới thiệu bài: Giới thiệu về một họa động tôn giáo ở địa phưong mà hs có thể đã tham như Lễ Noel, Lễ Phật đản ngày rằm 3.Bài hoc: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin nêu ở sách hs. Gv cho hs đọc thông tin mà sách đã cung cấp. Hướng dẫn hs thảo luận và trả lời nội dung: Hãy nêu một số tôn giáo và tín ngưỡng ở tỉnh Gia Lai mà em biết? Thế nào là một tôn giáo hoạt động hợp pháp? Chính quyền tỉnh Gia Lai đã có những hoạt động cụ thể nào thể hiện sự tôn trọng và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày bằng lời, gv ghi nội dung lên bảng Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận: Ở tỉnh Gia Lai có 5 tôn giáo hoạt động hợp pháp, đó là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, đạo Cao đài và B’ Hai. Nhiều tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng đa thần của đồng bào Gia rai và Ba na, với quan niệm vạn vật hữu linh- đặc biệt là thờ cúng Giàng. Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người đan, chính quyền nghiêm cấm và kiên quyết trừng trị thích đáng những kẻ thoe bọn FULRO, đột lốt tôn giáo truyền bá cái gọi là Tin lành Đe-ga để lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin, gây mất đoàn kết dân tộc, xúi giục biểu tình, nổi loạn, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Hoạt động 2: Bài tập a, b,c, trong sách Cho hs làm theo nhóm. Gv giao phiếu bài tập cho mỗi nhóm để hs thảo luận và trình trên giấy khổ lớn. Gọi hs lên trả lời, gv cùng cả lớp nhận xét, kết luận: Các lễ hội truyền thống của người Gia rai và Ba na ở Gia Lai là tín ngưỡng mang tính dân gian vì thể hiện sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, Các tôn giáo này biết đặt lợi ích chung của dt lên trên với phương chân “sống tốt đời, đẹp đạo”. Cần xác định mình là công dân của quốc gia dân tộc, nên ngoài việc hoàn thành bổn phận của một tín đồ thì phải đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng và bảo vệ quê hương Tổ quốc. Đối với câu d, cho hs làm việc cá nhân, từ đó gv gd kĩ năng sống lựa chọn, xử lí hành vi cho hs: Nếu biết bạn bè, người thân, láng giềng có ý định tham gia tổ chức phản động Fulro, bằng những hiểu biết của mình, em cần giúp họ biết đây là sự lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của những kẻ xấu nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta. Gv liên hệ thực tế về việc nhân dân thờ tự, đi lễ không bao giờ bị Nhà nước cấm đoán Đọc thông tin SGK. Nội dung bài học: -Ở tỉnh Gia Lai có 5 tôn giáo hoạt động hợp pháp, đó là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành, đạo Cao đài và B’ Hai. -Nhiều tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng đa thần của đồng bào Gia rai và Ba na, với quan niệm vạn vật hữu linh- đặc biệt là thờ cúng Giàng. -Đảng và Chính quyền tỉnh Gia Lai là tôn trọng quyền tự do, tôn giáo của người dân như: cho phép xây nhà thờ, chùa, nhân dân tự do đi cúng viếng -Nghiêm cấm và kiên quyết trừng trị thích đáng những kẻ theo bọn FULRO, đột lốt tôn giáo truyền bá cái gọi là Tin lành Đe-ga để lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin, gây mất đoàn kết dân tộc, xúi giục biểu tình, nổi loạn, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. 3.Bài tập: Củng cố và dặn dò học sinh: Nhấn mạnh lại những nội dung cơ bản trong phần bài học. Gợi ý cho hs nhận biết dấu hiệu lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây rối trật tự xã hội.

File đính kèm:

  • docBai 3dia phuong Gia Lai.doc
Giáo án liên quan