Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức.

Giúp HS hiểu Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức vụ nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.

2. Kỹ năng.

Giúp HS biết thực hiện đúng chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, sống và học tập theo pháp luật. Ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ các cơ quan Nhà nước. Sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan Nhà nước thực hiện công vụ.

3. Thái đô.

Giúp HS thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, những quy đinh của chính quyền địa phương và quy chế học tập của nhà trường . Báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng khi thấy những trường hợp vi phạm pháp luật. Đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỷ luật.

II. Những điều cần lưu ý.

1. Về nội dung.

-Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

-Phân biệt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.

-Sự khác nhau cơ bản giữa Nhà nước tư sản và Nhà nước vô sản.

2. Phương pháp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Tiết : Ngày soạn : Ngày dạy : BÀI 17 : NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. Giúp HS hiểu Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức vụ nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. 2. Kỹ năng. Giúp HS biết thực hiện đúng chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, sống và học tập theo pháp luật. Ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ các cơ quan Nhà nước. Sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan Nhà nước thực hiện công vụ. 3. Thái đô. Giúp HS thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, những quy đinh của chính quyền địa phương và quy chế học tập của nhà trường . Báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng khi thấy những trường hợp vi phạm pháp luật. Đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỷ luật. II. Những điều cần lưu ý. 1. Về nội dung. -Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. -Phân biệt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. -Sự khác nhau cơ bản giữa Nhà nước tư sản và Nhà nước vô sản. 2. Phương pháp. -Thảo luận, phân tích, liên hệ thực tế, phát vấn. III. Tài liệu và phương tiên. -Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 . -Sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước. IV. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định lớp (1’). 2 . Kiểm tra bài cũ(7’). Câu 1: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan? Cho ví dụ: Câu 2: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Em cần làm gì để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo người khác? 3. Giảng bài mới (37’). Hoạt động dạy và học Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Gv: Các em có biết Nhà nước hiện nay là của ai không? Nhà nước đó ra đời khi nào? Khi mới thành lập có tên gọi là gì? Những câu hỏi đó hôm nay cô và các em đi vào trả lời trong tiết học này. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin , sự kiên. Thảo luận Nhóm 1: Nước Việt Dân chủ Công hòa ra đời từ bao giờ khi đó ai là chủ tịch? àNgày 2/9/1945 . Do bác Hồ làm chú tịch. Nhóm 2: Nước Việt Dân chủ Công hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào ? Cuộc cánh mạng đó do ai lãnh đạo? àThành quả của Cách mạng tháng Tám. Do Đảng CSVN lãnh đạo. Nhóm 3: Nước ta đổi tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào? Tại sao phải đổi tên? àNgày 2/7/1976 (khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoàn toàn thống nhất , cả bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhóm 4: Hãy cho biết Nhà nước của ta là Nhà nước của ai? àNhà nước của dân do dân vì dân. Do Đảng CSVN lãnh đạo. Gv chốt ý: Đất nước ta trải qua thời gian dài đấu tranh chống quân xâm lược à Năm 1975 giành lại nền độc lập hoàn toàn cho đất nước à Từ đây cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. (Gv cho hs tìm hiểu Điều 2,3,4,5 hiến pháp năm 1992). Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước. Trực quan : Cho hs quan sát “sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước” Gv: Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp? Tên gọi của từng cấp? àĐược phân chia thành 4 cấp : cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện , cấp xã Gv chốt ý: Nhà nước ta là hệ thống tổ chức bao gồm cán bộ, công chức thực hiện, ý chí nguyện vọng của nhân dân, thay nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Trực quan : Cho hs quan sát “sơ đồ phân công bộ máy nhà nước” Gv: Bộ máy Nhà nước gồm những cơ quan nào? àGồm 4 cơ quan quyền lực (SGK/ 56) Gv chốt ý : Với tổ chức phân công bộ máy Nhà nước như vậy thì chức năng, nhiệm vụ thì sao . Tiết sau cô cùng các em đi vào tìm hiểu. Hoạt động 4: Luyện tập. Cho hs làm các bài tập trong SBT/67. I. Tìm hiểu thông tin , sự kiên. Nhà nước của dân do dân vì dân. Do Đảng CSVN lãnh đạo. II. Nội dung bài học: 1. Nhà nước Cộng hồ XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2. Nhà nước Cộng hồ HXHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. III . Dăn dò. -Về nàh học bài – Làm bài tập phần còn lại. - Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước. -Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ mày Nhà nước ta hiện nay như thế náo? Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docb17.doc
Giáo án liên quan