I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Giúp HS hiểu Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức vụ nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2. Kỹ năng.
Giúp HS biết thực hiện đúng chính sách của Đảng cà pháp luật Nhà nước, sống và học tập theo pháp luật. Ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ các cơ quan Nhà nước. Sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan Nhà nước thực hiện công vụ.
3. Thái đô.
Giúp HS thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, những quy đinh của chính quyền địa phương và quy định học tập của nhà trường . Báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng khi thấy những trường hợp vi phạm pháp luật. Đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỷ luật.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
Tiết :
Ngày soạn :
Ngày dạy :
BÀI 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Giúp HS hiểu Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức nhà nước của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức vụ nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
2. Kỹ năng.
Giúp HS biết thực hiện đúng chính sách của Đảng cà pháp luật Nhà nước, sống và học tập theo pháp luật. Ý thức và tinh thần trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ các cơ quan Nhà nước. Sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan Nhà nước thực hiện công vụ.
3. Thái đô.
Giúp HS thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, những quy đinh của chính quyền địa phương và quy định học tập của nhà trường . Báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng khi thấy những trường hợp vi phạm pháp luật. Đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỷ luật.
II. Những điều cần lưu ý.
1. Về nội dung.
-Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
-Phân biệt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
-Sự khác nhau cơ bản giữa Nhà nước tư sản và Nhà nước vô sản.
2. Phương pháp.
-Thảo luận, phân tích, liên hệ thực tế, phát vấn.
III. Tài liệu và phương tiên.
-Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 .
-Sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước.
IV. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp (1’).
2 . Kiểm tra bài cũ(7’).
Câu 1: Cho biết đôi nét về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 2: Cho biết đôi nét về sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước? Từ đó em rút ra được nhân xét gì?
3. Giảng bài mới(37’).
Gv nhắc lại sơ đồ phân công bộ máy Nhà nước à đặt câu hỏi để hs trả lời (Bộ máy Nhà nước bao gồm những cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào?)àGv chuyển ý đi vào bài mới: Với sơ đồ phân công như vậy thì các cơ quan này có chư`c năng, quyền lực ra sao. Bài học hôm nay sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Gv nhắc lại sơ đồ phân công bộ máy Nhà nước
à Bộ máy Nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
Gv: Với sơ đồ phân công như vậy thì các cơ quan này có
chư`c năng, quyền lực ra sao. Bài học hôm nay sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước.
Thảo luận
Gv: Vì sao gọi Quốc hội là cơ quan đại biểu tối cao của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất?
Gv: Quốc hội làm nhiệm vụ gì?
Gv: Để trả lời cho câu hỏi này Gv giới thiệu với hs điều 83, 84 Hiến pháp năm 1992.
Hs: Thảo luận phát biểu ý kiến.
Gv: Chốt ý àVì Quốc hội là cơ quan bao có tài có đức do nhân dân lựa chọn và bầu ra, đại diện cho mình để tham gia vào các công việc quan trọng nhất của Nhà nước.
à Quốc hội làm các nhiệm vụ sau:
+Làm Hiến pháp và luật để quản lý xã hội.
+Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại của đất nước.
+Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Nhà nước về mối quan hệ và hoạt động của công dân.
Gv: Vì sao Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương ?
Gv: Nhiệm vu ïcủa Hội đồng nhân dân là gì?
Gv: Để trả lời cho câu hỏi này Gv giới thiệu với hs điều 119, 120 Hiến pháp năm 1992.
Hs: Thảo luận phát biểu ý kiến.
Gv: Chốt ý à Hội đồng nhân dân là là cơ quan bao có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn và bầu ra, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân để tham gia công việc Nhà nước ở địa phương.
à Hội đồng nhân dân làm các nhiệm vụ:
+Ra quyết định về các biệm pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương .
+ Ra các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, giáo dục, quốc phòng, an ninh ở địa phương nhằm nâng cao và ổ định đời sống nhân dân à làm tròn nghĩa vụ Nhà nước .
Gv: Chính phủ làm nhiệm vụ gì?
Gv: Vì sao được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất ?
Gv: Để trả lời cho câu hỏi này Gv giới thiệu với hs điều 109 Hiến pháp năm 1992.
Hs: Thảo luận phát biểu ý kiến.
Gv: Chốt ý à Chính phủ do Quốc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính Nhà nước trong toàn quốc.
à Với các nhiệm vụ:
+Tổ chức thi hành Hiến pháp: Các luật và nghị quyết của quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
+Tổ chức và điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ : kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục..nhằm làm cho đất nước phát triển, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Gv : Ủy ban nhân dân làm nhiệm vụ gì?
Gv: Vì sao Ủy ban nhân dân được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội nhân dân và là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương ?
Gv: Để trả lời cho câu hỏi này Gv giới thiệu với hs điều 123 Hiến pháp năm 1992.
Hs: Thảo luận phát biểu ý kiến.
Gv: Chốt ý à Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính cơ địa phương. để quản lý công việc Nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
à Nhiệm vụ : Để quản lý công việc Nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Gv: Tòa án nhân dân làm nhiệm vụ gì?
Hs: Là cơ quan xét xử có nhiệm vụ chăm lo việc giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ phạm tội nhằm đảm bảo các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân à góp phần làm cho xã hội kỷ cương hơn.
Gv: Việm kiểm sát nhân dân làm nhiệm vụ gì?
Hs: Thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Nếu trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì Việm kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố Nhà nước – tức là quyền khởi tố.
Hoạt động 3: Trách nhiệm của công dân.
Gv: Theo em, cơng dân có quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền
Nghĩa cụ
Làm chủ
Giám sát
Góp ý kiến
Thực hiện chính sách pháp luật.
Bảo vệ cơ quan Nhà nước.
Giúp đỡ cán bộ Nhà nước thi hành công vụ.
Tư duy : So sánh bản chất của Nhà nước XHCN với Nhà nước tư sản .
Nhà nước XHCN
Nhà nước tư sản .
Của dân do dân vì dân.
Đảng cộng sản lãnh đạo.
Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đoàn kết hữu nghị
Quyền lợi của giai cấp tư sản.
Nhiều đảng chia nhau quyền lợi.
Làm giàu giai cấp tư sản.
Chia rẽ gây chiến tranh.
Hoạt động 4:Luyện tập.
Cho hs làm bài tập SBT và SGK .
Tìm hiểu về những tấm gương mẫu mực ở địa phương mình.
Những việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đại phương.
Công dân đã có những việc làm gì để góp phần xây dựng đất nứoc ngày càng giùau mạnh.
Hoạt động 5: Củng cố.
Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ kính yêu đã độc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Công hòa. Đó là Nhà nước của dân do dân vì dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Vì vậy trách nhiệm của mỗi người chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của Đàng và Nhà nước, góp phần xây dựng xã hội bình yên và hạnh phúc .
II. Nội dung bài học
3. Bộ máy nhà nước bao gồm:
Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra : Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Cơ quan hành chính nhà nước : Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Cơ quan xét xử : Tồ án nhân dân tối cao, Tồ án nhân dân địa phương và Tồ án quân sự
Cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự
4. Trách nhiệm:
Nhà nước:
Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Giữ gìn và nâng cao đời sống của nhân dân.
Bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
Cơng dân :
Giám sát, gĩp ý kiến các hoạt động của cơ quan nhà nước
Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
Bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cơ quan nhà nước thi hành cơng vụ.
DẶN DÒ:
Làm các bài tập còn lại trong sbtth
Xem lại bài
Chuẩn bị bài 18
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- b17t2.doc