1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- Hs biết: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Hs hiểu: Nêu được một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo
1.2. Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
- Hs thực hiện thành thạo: Kĩ năng so sánh, phân tích sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta,tư duy phê phán đối với những việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo và kỹ năng kiên định.
1.3.Thái độ:
- Thói quen: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tính cách: Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
2. Nội dung bài học:
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28.
Tuần 29
Ngày dạy:20/3/2013
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- Hs biết: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Hs hiểu: Nêu được một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo
1.2. Kĩ năng:
- Hs thực hiện được: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
- Hs thực hiện thành thạo: Kĩ năng so sánh, phân tích sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta,tư duy phê phán đối với những việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo và kỹ năng kiên định.
1.3.Thái độ:
- Thói quen: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tính cách: Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
2. Nội dung bài học:
Quy định của Pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
3.Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về một số tôn giáo, tư liệu về tôn giáo.
3.2 Học sinh:
- Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về các tôn giáo.
- Tìm hiểu bài mới: Quy định của Pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:1’
- Kiểm diện học sinh 7A4 7A5
4.2 Kiểm tra miệng:5’
Em hãy nêu sự khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? (4đ)
HS: Tín ngưỡng, tôn giáo là tin vào điều phù hợp với lẽ tự nhiên Còn mê tín dị đoan là tin vào điều mù quáng không có thật
Những hiện tượng sau đây có phải là tín ngưỡng không? Tại sao? (4đ)
a. Đi lễ để đạt điểm cao.
b. Trước khi đi thi không ăn trứng, chuối.
c. Trước khi đi thi không ăn xôi đậu đen, đậu phộng.
HS: Những hiện tượng trên không phải là tín ngưỡng mà là mê tín dị đoan. Vì đó là sự tin tưởng mù quáng
HS khác nhận xét
Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung bài mới của Hs (2đ)
GV: Chúng ta phải là gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Hs:
4.3 Tiến trình bài học:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Họat động 1: Giới thiệu bài 2’
Chúng ta đã tìm hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo. Vậy nhà nước ta đã có những quy định gì để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Hoạt động 2: thời gian 10’
Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
GV: Cho HS đọc bài: ý 2 về chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam.
HS:Theo dõi và trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo như thế nào?
HS: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
Gv: Những việc làm nào thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Hs: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Những nơi thờ tự các tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo vệ.
Không xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Gv: Thế nào là vi phạm quền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Gv liên hệ giáo dục hs: Cưỡng ép người vào đạo, chia rẽ giữa người có tôn giáo này với tín ngưỡng tôn giáo khác.
HS: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
Họat động 3: thời gian 15’
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học về quền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Nhóm1,2: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh : Đây chính là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không ràng buộc con người mà tự mỗi người lựa chọn, pháp luật không nghiêm cấm.
Nhóm 3,4: Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm điều gì?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét
Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật.
Nhóm 5,6: Chúng ta phải là gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
Trách nhiệm chúng ta :
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật.
- Họat động 4: thời gian 5’
Mục tiêu: Liên hệ thực tế, làm bài tập sgk
GV: Cho HS đọc bài tập g (SGK/54): Theo em trong HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?
HS: Trả lời
HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính.
HS khác nhận xét, nêu ví dụ chứng minh.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
Gv höôùng daãn HS laøm baøi taäp SGK
II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
2.Quy định của pháp luật:
a. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào có thể thôi không theo nữa, họăc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.
b. Pháp luật nghiêm cấm:
Việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
III. Bài tập:
Bài tập g (SGK/54)
- Hiện tượng mê tín dị đoan trong HS sinh hiện nay có nhưng rất ít.Ví dụ như kiêng ăn trước khi đi thiĐể khắc phục hiện tượng đó cần giải thích cho các bạn đó hiểu và giúp các bạn học tập tốt hơn
4.4/ Tổng kết: 3’
GV: Cho HS làm bài tập:
HS:Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
* Hành vi nào sau đây cần phê phán:
1. Nói năng thiếu văn hóa khi đi lễ chùa.
2. Mặc quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa.
3. Dự lễ trong nhà thờ gây mất trật tự.
HS: Cần phê phán tất cả các hành vi trên.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :4’
* Đối với tiết học này:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 53,54.
* Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 17: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
+ Xem thông tin, sự kiện, SGK trang 54-58.
+ Xem trước nội dung bài học và bài tập SGK trang 58,59.
5/ Phụ lục
File đính kèm:
- TIET 26 QUYEN TU DO TIN NGUONG.doc