I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức :
-Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .
-Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta .
-Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2/Kĩ năng:
Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 10951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/Kĩ năng:
Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
Các KNS cơ bản cần giáo dục
Phương pháp
-Kĩ năng phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo; giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.
-Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của Nhà nước về tôn giáo.
-Kĩ năng tư duy phê phán đối với những việc làm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
-Kĩ năng kiên định; tự tin; biết từ chối không tham gia hoạt động mê tín dị đoan.
-Đàm thoại .
-Diễn giải.
- Nêu vấn đề.
-Thảo luận nhóm .
3/Thái độ :
-Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác .
-Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
II/ Tài liệu và phương tiện :
1/ GV: Chuẩn kiến thức GDCD, liên hệ bói toán; lên đồng; khu vườn kì lạ ( long An ).
2/ HS: Xem ĐVĐ, nội dung bài học, liên hệ tín ngương, tôn giáo ở địa phương.
III/ Các hoạt động dạy- học :
1/ Ổn định : (1 phút).
2/ Kiểm tra bài cũ : ( Sữa bài kiểm tra 1 tiết ) ( 5’ )
3/ Bài mới :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
TIẾT 1 :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
(4 phút)
- Nêu câu hỏi:
Gia đình các em theo tôn giáo nào?
Nhận xét, chốt ý: Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới có người theo tôn giáo này, có người theo tôn giáo kia. Bởi vì pháp luật nước ta qui định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Để hiểu thêm về vấn đề này, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo: (20 phút).
a.Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b.Cách tiến hành:
-Mời 2 HS đọc thông tin, sự kiện. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Việt Nam hiện nay có những tôn giáo chính nào?
Một số người có tín ngưỡng, tôn giáo có những biểu hiện tích cực gì?
- Nhận xét, chốt ý : Nước ta có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên có một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề bói toán, bị lợi dạng chống phá nhà nước ta. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nêu câu hỏi :
Em hãy nêu một vài ví dụ về sự tin tưởng vào thần linh trong đời sống của con người..
Con người có thấy ông táo, thần trụ trời, thần nông, ông trời, ma quỷ,...trong đời sống hàng ngày không ?
Trong suy nghĩ của con người họ là những người như thế nào?
Nhận xét, chốt ý: Con người tin vào thần linh, thượng đế là những vị thần có sức mạnh siêu nhiên, hư ảo, hình ảnh của họ chỉ do con người tưởng tượng ra. Đó là một hình thức tín ngưỡng.
Vậy, tín ngưỡng là gì ? Cho ví dụ.
Bổ sung : Một số người có niềm tin và có tôn thờ gốc cây, đá, cá ông. Người Ấn độ thờ con bò bởi vì với họ đó không phải là những con vật, đồ vật bình thường mà chúng có thần linh ẩn trong đó.
Nếu con người tin có Phật thì con người sẽ làm gì để thể hiện sự tin tưởng của mình vào Phật?
Tôn giáo là gì?
Tôn giáo còn được gọi là gì ?
Hãy kể một vài tôn giáo chính ở nước ta .
Kết luận: Khi con người có những việc làm thể hiện sự tin tưởng, sung bái vào một vị thần nào đó thì lúc đó người đó có tôn giáo.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan: (15 phút).
a.Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b.Cách tiến hành:
-Nêu câu hỏi:
Một số người có tín ngưỡng, tôn giáo có những biểu hiện tiêu cực gì?
Hiện nay có một số người lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề bói toán, phù phép. Đây là hiện tượng mê tín dị đoan.
Vậy mê tín dị đoan là gì?Hãy kể một vài hiện tượng mê tín dị đoan
Kết luận: Tín ngưỡng, tôn giáo là việc con người tin tưởng vào một vị thần linh nào đó nhưng khi niềm tin ấy mù quáng mất lí trí , hành động trái lẽ thường thì lúc đó niền tin ấy trở thành mê tín dị đoan. Mê tin dị đoan có hại cho con người và xã hội. Vì vậy cần phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a, e SGK .
-Nhận xét, đưa ra đáp án đúng :
Bài tập a: Người có đạo là người có tín ngưỡng.
Bài tập e : Hành vi thể hiện sự mê tín: 1, 3,4,5
TIẾT 2 :
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: ( 11 phút)
a.Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b.Cách tiến hành:
-Nêu câu hỏi:
Đảng và Nhà nước ta có cho công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo không?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ấy thể hiện như thế nào?
Kết luận: Đảng và Nhà nước ta công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:(30 phút)
a.Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b.Cách tiến hành:
-Nêu câu hỏi:
Hãy kể một vài nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với các nơi thờ tự này chúng ta cần có thái độ như thế nào?
-Nêu tình huống:
Ở một xã có nhiều đồng bào theo đạo Thiên Chúa, Uỷ ban nhân dân vận động đồng bào tham gia phong trào xây dựng xã văn hóa. Có một số người đã tìm cách chống phá, đã vận động, đôi khi họ còn đe dọa bà con
bà con không nên nghe Uỷ ban nhân dân. Họ cho rằng: Người theo đạo Thiên Chúa không thể hợp tác với người không theo đạo giống họ.
Theo em, việc làm ấy của họ đúng hay sai?
Hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Hãy nêu một vài việc làm vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo .
Công dân cần làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
Kết luận: Quyên tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dânphải tuân theo quy định pháp luật của Nhà nước, không được lợi dụng quyền tư do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện vụ lợi cá nhân, hoặc làm cho con người mê tín dị đoan, lôi kéo, bè phái gây rối trật tự an ninh xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
- Suy nghĩ, phát biểu.
→ Có thể là: Phật, Thiên chúa,..
-2 HS đọc phần truyện đọc, HS còn lại theo dõi SGK .
-Suy nghĩ , phát biểu .
→ Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,..
→ Yêu nước, góp phần giải phóng đất nước, xây dựng đất nước,..
-Suy nghĩ, phát biểu .
→ Tin có ông táo nên ngày 23/12 â l hàng năm là ngày đưa ông táo về trời, tin có thần trụ trời, tin có thần nông, tin có ông trời, tin có ma quỷ...
→Con người chưa thấy họ, con người chỉ thấy họ trong suy nghĩ của con người.
→ Trong suy nghĩ của con người họ là những thần linh, có sức mạnh siêu nhiên có thể nghe thấy con người làm gì, muốn gì.
→ HS trả lời cá nhân
→ Con người sẽ thờ cúng, đi chùa, ăn chay, học và làm theo lời dạy của Phật, gia nhập tổ chức của đạo phật,..
→ HS trả lời cá nhân
→ Tôn giáo còn được gọi là đạo.
→ Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,..
-Suy nghĩ, phát biểu.
→ Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề bói toán, bị lợi dạng chống phá nhà nước ta.
→ Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,..
-Suy nghĩ, làm bài tập.
-Suy nghĩ, phát biểu.
→ Đảng và Nhà nước ta qyi định công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
→ HS trả lời cá nhân
-Suy nghĩ, phát biểu.
→Chùa, nhà thờ, miếu, đền thờ, đình,..
→ Mọi người phải tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo, như : không được khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, nói tục ở các nơi thờ tự ấy.
-Lắng nghe. Phát biểu ý kiến.
→Việc làm của họ sai . Vì đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo với nhau.
→Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa những người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
→Tuyên truyền tà đạo để mê hoặc người dân và trục lợi ; núp dưới danh nghĩa truyền đạp để chống phá nhà nước ; lập đền thờ để kinh doanh ; xem bói, chữa bệnh bằng phù phép ; phân biệt đối xử , chia rẽ giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau ; cản trở hoặc cưỡng ép người khác theo hoặc từ bỏ tín ngững tôn giáo của mình,...
→Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
a/ Tín ngưỡng :
Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần linh, hư ảo, vô hình. Như : tin thần linh, thượng đế, chúa trời,
b/ Tôn giáo:
Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi.
Một số tôn giáo chính ở nước ta: Phật, Thiên chúa, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, đạo hồi,..
c/ Mê tín dị đoan :
là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép,..
d/ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
e/ Quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo :
+ Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo ; không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa những người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
+ Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
4/ Củng cố: (2 phút)
Yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi :
- Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
- Hãy nêu 1 vài việc làm thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
5/Dặn dò : (2 phút)
-Học bài , làm bài tập còn lại .
- Chuẩn bị bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+Tìm hiểu phần thông tin, sự kiện và trả lời gợi ý.
+ Tìm hiểu phần nội dung bài học .
+ Tìm hiểu sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước.
+Tìm hiểu nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nàh nước.
+ Hãy kể các việc làm thể hiện sự tôn trọng nhà nước ta .
File đính kèm:
- Tuần 28 Quyen tu do tin ngương, ton giao.doc