Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

 

1. Mục tiêu :

1.1 Kiến thức:

 Học sinh:

- Biết được khái niệm di sản văn hóa. Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

- Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.

1.2. Kĩ năng:

 - Hs thực hiện được: Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa biết đấu tranh ,ngăn chặn những hành vi hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lý

 - Hs thực hiện thành thạo: Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

 - RKN :Kỹ năng phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể , giải quyết các vấn đề, tư duy sáng tạo và kỹ năng hợp tác đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 Tuần 25 Ngày dạy :19/2/2013 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA 1. Mục tiêu : 1.1 Kiến thức: Học sinh: - Biết được khái niệm di sản văn hóa. Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. - Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa. 1.2. Kĩ năng: - Hs thực hiện được: Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa biết đấu tranh ,ngăn chặn những hành vi hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lý - Hs thực hiện thành thạo: Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. - RKN :Kỹ năng phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể , giải quyết các vấn đề, tư duy sáng tạo và kỹ năng hợp tác đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa. 1.3.Thái độ: - Thói quen:Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hóa. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa. - Tính cách: Tôn trọng các di sản văn hóa. 2.Nội dung học tập: Em hiểu thế nào là di sản văn hóa? 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Tranh ảnh về di sản văn hóa.Bảng phụ. 3.2. Học sinh: - Bảng phụ, bút dạ. Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về di sản văn hóa. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức:1’ - Kiểm diện học sinh 7A4 7A5 4.2 Kiểm tra miệng: 3’ Câu 1. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? 3 đ Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, tu bổ, tái tạo Câu 2. Em hãy nêu biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?(5đ) HS: - Thực hiện quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Sử dụng tiết kiệm Câu 3: kể một số di sản văn hóa mà em biết? Hs: GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Tiến trình bài học: Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Họat động 1: Giới thiệu bài 2’ Trong những năm gần đây tổ chức UNNESCOđã có một chương trình giáo dục bảo vệ di san văn hóava2 đã triển khai ở hàng trăm nước . Còn ở VN T7/2000 Quốc hội đã thông qua Luật di sản văn hóa . Trung Ương đảng ra nghị quyết V về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vì sao cả nhân loại quân tâm đến di sản văn hóa, chúng ta cân làm gì để bảo vệ di sản văn hóa? Tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: thời gian 15’ Mục tiêu: Nhận xét ảnh. Rút ra nội dung bài học. RKNS: GV: Cho HS quan sát 3 hình ảnh tronh SGK. HS:Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. GV: Em hãy nhận xét và phân loại 3 bức ảnh trên? HS: - Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc phản ánh tư tưởng xã hội của nhân dân thời phong kiến. - Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử. - Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh. GV: nhận xét, bổ sung, chuyển ý. * Cho HS chơi trò chơi tiếp sức.(3phút) GV: Chia bảng làm 3 cột, chia lớp làm 3 nhóm lớn. HS lần lượt lên bảng thực hiện theo câu hỏi. Nhóm1:Tìm một số ví dụ về di sản văn hóa? HS: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, chữ Nôm GV: Nhận xét, bổ sung. Nhóm2:Tìm một số ví dụ về di tích lịch sử và cách mạng? HS: Côn đảo, Pắc Pó GV: Nhận xét, bổ sung. Nhóm3:Tìm một số ví dụ về danh lam thắng cảnh? HS: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Em hãy kể một số di sản văn hóa Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới? HS: Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. - Họat động 3: thời gian 15’ Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học. GV: Em hiểu thế nào là di sản văn hóa? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhấn mạnh, cho HS ghi bài. Em hãy kể tên một số di sản văn hóa nước ta ? Áo dài, múa rối nước, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long GV: Em hiểu thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhấn mạnh: là sản phẩm của tinh thần: áo dài, ca dao, tục ngữ, Nhã nhạc cung đình GV: Em hiểu thế nào là di sản văn hóa vật thể? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. GV: Nhấn mạnh: là sản phẩm vật chất: TW cục miền Nam. Núi Bà Đen, Chùa Một cột, cố đô Huế... Chuyển ý. GV: Em hiểu thế nào là di tích lịch sử- văn hóa? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. - Di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? HS: Trả lời, HS khác nhận xét. - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý. - Họat động 4: Liên hệ thực tế.( 5’) GV: Em hãy nêu một số di sản văn hóa ở địa phương? HS: Trả lời tự do. HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. GV: Nhận xét, kết luận bài học. I. Nhận xét ảnh: II.Nội dung bài học: 1.Khái niệm: a. Di sản văn hóa: bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. b. Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề c. Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh 4.4/ Câu hỏi, bài tập cũng cố. 3’ GV: Em hãy nêu điểm khá nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể? Nêu ví dụ ? HS:- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần. Ví dụ các làn điệu dân ca - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất. Ví dụCố đô Huế GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận toàn bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : 2’ * Đối với tiết học tiết này: + Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 49,50. * Đối với tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa” (TT). + Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa. + Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 49,50,51. 5/Phụ lục:

File đính kèm:

  • docBAI BAO VE DI SAN VAN HOA.doc