I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Sau bài học, học sinh cần đạt được:
1/ Về kiến thức:
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.
- Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2/ Về kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biết báo với những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
- Rèn kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ra quyết định, tư duy phê phán.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hẹ chặt chẽ với môi trường.
2/ Giới thiệu chủ đề bài mới:
Gv củng cố nội dung bài học tiết 1 và dẫn vào bài mới
3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người
Gv hỏi: Tiết học trước các em đã tìm hiểu những nội dung gì?
GV ghi lần lượt các nội dung ( tiêu mục) của tiết trước và dẫn vào nội dung của tiết học này
GV: Sử dụng máy chiếu. Yêu cầu HS quan sát hình ảnh.
GV hỏi: Em hãy cho biết nội dung được phản ánh trong bức ảnh đó là gì?
HS: Trả lời lần lượt nội dung từng bức ảnh.
GV hỏi: Theo em, rừng có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của con người?
GV hỏi: Em hãy cho biết tài nguyên biển đem đến cho con người những lợi ích như thế nào?
GV hỏi: Theo em, con người lấy nước từ đâu để uống, lương thực, thực phẩm ở đâu để ăn?
Hỏi: Để xây dựng nên những ngôi nhà như vậy, chúng ta dùng những vật liệu gì?
Hỏi: Theo em, những vật liệu đó lấy từ đâu ra?
Hỏi: Qua những điều vừa tìm hiểu và qua cuộc sống thực tế, em hãy cho biết môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?
Gv chốt nội dung bài học
GV chuyển ý: Tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng với con người. Không khí để thở, nước để uống, rừng cung cấp cho con người nguyên vật liệu cho nhiều ngành kinh tế. Tài nguyên khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực sản xuất. Nhiều tài nguyên thiên nhiên còn là nơi con người có thể tham quan, giải trí...Với tầm quan trọng như vậy, pháp luật nước ta có những quy định như thế nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trưòng.Chúng ta chuyển sang tìm hiểu nội dung bài học 5
Hoạt động 2: Tìm hiểu những quy đinh cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
GV: Chiếu cho HS xem một số hình ảnh
GV hỏi: Qua quan sát những bức ảnh, qua các kênh thông tin và qua thực tế, em có nhận xét gì về thực trạng môi trưòng và tài nguyên thiên nhiên hiện nay?
GV nêu vấn đề: Theo em, vì sao trong những năm gần đây hiện tượng mưa bão, lũ lụt, hạn hán,...thường xuyên xáy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến đơì sống của con người?
Gv : Không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn, một số tài nguyên thì đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Môi trưòng và tài nguyên thiên nhiên đang lên tiếng kêu cứu với con người.
? Với thực trạng đó , theo em, bảo vệ môi trường có phải là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hay không và đó là nhiệm vụ của ai?
Gv: Vậy đây cũng chính là điều mà Nhà nước ta đã quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005
Gv: Sử dụng máy chiếu, chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS nhận xét
Hỏi: Theo em , để bảo vệ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên pháp luật có những quy định như thế nào?
GV chốt nội dung bài học
Gv chiếu Điều 6, một số khoản trong Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
Gv khẳng đinh: Những quy định này cho thấy pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi làm suy kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lí theo luật định.
Gv chuyển ý: Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của mỗi chúng ta ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc làm. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta chuyển sang nội dung bài học thứ 6
Hoạt động 3: Tìm hiểu những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV yêu cầu học sinh giải quyết một số tình huống
Tình huống 1:
Một lần dọn vườn Thuỷ thấy một con chuột chết trong góc vườn, liền vứt ra đường vì nghĩ rằng: “ Vứt ra đường cho đỡ thối nhà, với lại đằng nào thì cũng có lao công quét đường, đấy là việc của họ”
Em thấy việc làm của Thuỷ là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu là em, em sẽ xử lí con chuột ấy như thế nào?
Tình huống 2:
Có ý kiến cho rằng: Sử dụng bao bì ni lông để đựng các đồ vật thay cho rổ, rá,..là tốt nhất vì nó vừa rẻ, vừa thuận tiện.
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
Tình huống 3:
Một hôm, đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước bể nhà Hải chảy tràn. Hạnh nhắc nhở Hải khoá vòi nước lại nhưng Hải bảo:
“ Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”
Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải không? Vì sao?
Hỏi: Qua tìm hiểu các tình huống trên, em hãy cho biết chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
GV: Những việc làm đó chính là những giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV chiếu một số hình ảnh về những việc làm, hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV: Đây là những hình ảnh thể hiện những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV hỏi: Là học sinh, bản thân em và đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
GV: Để có thể thực sự cứu lấy môi trường thì những việc làm này phải được biến thành thói quen thành nhu cầu hành ngàychứ không phải trong một đợt thi đua nào đó. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề quan trọng, bức thiết không chỉ đối với mỗi người , mỗi quốc gia mà là đối với toàn nhân loại. Vì vậy, ngày 5 tháng 6 hàng năm được Liên hợp quốc chọn làm ngày “ “ Môi trường thế giới”
Hoạt động 4: Luyện tập
GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập a
GV nhận xét
Hoạt động 5: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức
GV : Phổ biến luật chơi.
- Mỗi dãy cử một đại diện và chia làm hai đội chơi: Đội A( Hai em đại diện của hai dãy bàn phía bàn giáo viên) và Đội B (( Hai em đại diện của hai dãy bàn phía cửa ra vào)
- Các đội thảo luận và cho biết:
Trong các hành vi sau, hành vi nào là hành vi có ý thức bảo vệ môi trường, hành vi nào chưa có ý thức bảo vệ môi trường?
1. Làm vệ sinh nhà nhà ở, lớp học.
2. ăn quà xả rác xuống sân trường.
3. Vứt xác súc vật ra đường.
4. Chăm sóc và bảo vệ cây trong sân trường
5. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
6. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi.
- Các đội chọn và dán hoa màu xanh vào hành vi thể hiện ý thức bảo vệ môi trường và dán hoa màu đỏ vào hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường
- Các đội xép thành hàng dọc lần lượt lên dán hoa. Em nào dán xong trở về vị trí, em khác sẽ lên dán tiếp. Trong mỗi lần lên dán mỗi em chỉ được dán vào một hành vi.
- Thời gian: 2 phút ( 1 phút thảo luận)
- Đội nào dán nhanh và chính xác hơn sẽ là đội thắng cuộc
GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc .
1/ Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên ?
2/ Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
3/ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
4/ Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người
HS quan sát các bức ảnh và trả lời câu hỏi
- Rừng có tác dung đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, tạo môi trường trong lành, cung cấp nguồn nguyên liệu, cung cáp lương thực, thực phẩm cho con người,..
- Biển cung cấp thực phẩm, là nơi con người giải trí, là con đường giao thông thuận lợi,...
- Để có nước để uống, lương thực , thực phẩm để ăn con người phải khai thác, chế biến từ tài nguyên thiên nhiên
- Để xây dựng nên những ngôi nhà như vậy chúng ta phải dùng các vật liêu như đá, gạch, cát, sắt, thép, xi măng,...Những vật liệu đó đều được khai thác, chế biến từ tài nguyên thiên nhiên.
HS trả lời
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò đối với cuộc sống con người;
+ Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được.
+ Tạo nên cơ sở vật chất để con người phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, năng cao chất lượng cuộc sống con người
5. Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
HS trả lời
- Môi trường bị ô nhiễm, một số tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt.
HS trả lời
HS trả lời
HS nhận xét.
HS trả lời:
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
- Pháp luật nghiêm cấm:
+ Thải chất thải chưa xử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước
+ Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí
+ Phá hoại, khai thác rừng trái phép
+ Khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục Nhà nước cấm,...
HS đọc
6/Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
HS đọc và giải quyết tình huống
HS trả lời
Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân huỷ, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
- Tiết kiệm điện, nước sạch,..
HS liên hệ
* Trách nhiệm của học sinh:
- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường, lớp, nơi công cộng.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở mọi nơi và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời lên án, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
HS làm bài tập a
*Bài tập a:
Đáp án đúng: ( 1), ( 2), ( 5)
HS chơi trò chơi tiếp sức nhận diện hành vi có ý thức bảo vệ môi trường và hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường.
4. Củng cố
Gv sử dụng sơ đồ tu duy để củng cố kiến thức
GV kết bài: Từ xưa, ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sinh thời Bác Hồ kính yêu cũng đã nhắc nhở chúng ta “Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” Tổ quốc Việt Nam có sạch đẹp mãi đựợc không, điều đó phụ thuộc vào hành động mỗi chúng ta.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài
- Nắm vững nội dung bài học và làm các bài tập còn lại.
- Soạn bài mới: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá.
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Giao an thao giang TinhHoa Xuan Phong.doc