I. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
-Giúp cho trẻ nắm được một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam.
-Nắm được vì sao cần phải nắm được các quyền và bổn phận của mình.
2-Kỹ năng:
-Giáo dục học sinh tự giác rèn luyện bản thân.
-Biết tự bảo vệ quyền và bổn phận đó, và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3-Thái độ:
-Biết ơn sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường , xã hội.
-Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II. Những điều cần lưu ý:
1- Các quyền cơ bản của trẻ em.
2-Bổn phận của trẻ em.
3-Trách nhiệm của gia đình, nhà trường,xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
III. Tài liệu và phương tiện :
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
Ngày soạn :
Tuần :
Tiết:
BÀI 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
-Giúp cho trẻ nắm được một số quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam.
-Nắm được vì sao cần phải nắm được các quyền và bổn phận của mình.
2-Kỹ năng:
-Giáo dục học sinh tự giác rèn luyện bản thân.
-Biết tự bảo vệ quyền và bổn phận đó, và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3-Thái độ:
-Biết ơn sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường , xã hội.
-Phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II. Những điều cần lưu ý:
1- Các quyền cơ bản của trẻ em.
2-Bổn phận của trẻ em.
3-Trách nhiệm của gia đình, nhà trường,xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
III. Tài liệu và phương tiện :
1- Tài liệu:
-SGK, SGV,SBT.
-Hiến pháp 1992, luật bảo vệ, chămsóc và giáo dục của trẻ em việt nam.
-Những mẫu chuyện tình huống về bảo vệ, chămsóc và giáo dục của trẻ em việt nam.
2- Phương tiện :
-Tranh ảnh, giấy khổ to, bút dạ quan.
IV. Phương pháp:
-Thảo luận nhóm, sấm vai, đàm thoại..
V. Các hoạt động chủ yếu:
1-Ổn định lớp(1’)
2-Kiểm tra bài cũ (7’)
Câu 1:Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
Câu 2:Hãy so sánh kết quả làm việc của một bạn làm việc có kế hoạch với bạn làm việc không có kế hoạch.
3- Giảng bài mới (37’)
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
GV: Cho HS chuẩn bị tiểu phẩm
HS: Nêu lên cảm nghĩ của bản thân qua tiểu phẩm đó
GV: Chốt ý:Qua tiểu phẩm đó các em hãy liên hệ lại kiến thức lớp 6 đã học, đó là gì không nè.
HS: Trả lời
GV:Vậy để hiểu hơn về quyền của trẻ em và các quyền đó được quy định trong văn bản nào ? Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay.Bài này gồm 3 đơn vị kiến thức :
1- Quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam.
2-Bổn phận của trẻ em.
3-Trách nhiệm của gia đình, nhà trường,xã hội trong việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc
GV: Gọi Hs đọc truyện “ Một tuổi thơ bất hạnh”
Thảo luận nhóm
Nhóm 1 :Tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào ?
HS:Đó là tuổi thơ bất hạnh, tuổi hời, tội lỗi.
Nhóm 2 : Hoàn cảnh nào dẫn đến nhữnh hành vi vi phạm pháp luật của bạn thái?
Hs:Không được sự chăm sóc của bố mẹ, bố mẹ ly hôn tìm hạnh phúc riêng, bà gìa yếu không đủ sức nuôi cháu, ở với mẹ nuôi không được dạy bảo chu đáo, làm thuê vất vả.
Nhóm 3 :Theo em, Tại trường giáo dưỡng Thái cần làm gì để trở thành người tốt ?
HS:Cố gắng học tập, vâng lời cô chú, vui vẻ hòa đồng với các bạn.
Nhóm 4 :Thái đã không được hưởng những quyền gì so với các bạn cùng tuổi?
HS: Quyền học tập vui chơi, phát triển, giáo dục.
Nhĩm 5: Theo em cĩ phải bất cứ ai ở hồn cảnh như Thái đều coa những hành vi vi phạm khơng? Vì sao em lại nghĩ như vậy?
Đại diện nhĩm trình bày, gv kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu luật và nội dung bài học
gv giới thiệu một số điều luật liên quan đến quyền trẻ em : hiến pháp năm 1992,Điều 65; luật bảo vệ, chăm sĩc giáo dục trẻ em năm 2004, từ điều 11 đến điều 20.
Kết luận như mục a phần NDBH.
Trò chơi : ghép hình ảnh và các quyền cơ bản sao cho tương ứng.
GV: Để xem bạn làm đúng hay sai, cô mời một bạn đọc giúp cô phần a/sgk
GV:Vậy trẻ em chúng ta có những quyền cơ bản nào ?
HS: Tự đứng lên phát biểu
Bài ứng dụng
Những việc làm nào là thể hiện quyền trẻ em?
a. Tổ chức việc làm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
b. Bắt trẻ làm việc quá sức.
c. Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống.
d.Tổ chức trại hè cho trẻ.
e.Mở lớp học tình thương cho trẻ.
f.Lợi dụng trẻ để mua bán matúy.
Chuyển ý : Như các em đã biết quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau. Vậy bên cạnh những quyền lợi mà các em được hưởng thì các em cũng phải biết bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội.
Trò chơi
GV: Chia bảng thành ba cột, các em sẽ thi đua nhau lên bảng ghi các bổn phận của mình theo tương ứng .
Gv cho các bạn khác trong lớp nhận xét, bổ sung.
GV:gv cho hs đọc mục b sgk và chốt lại :trẻ em khơng chỉ cĩ quyền mà cịn thực hiện các bổn phận . giữa quyền và bổn phận cĩ mối quan hệ chặt chẽ. Việc thực hiện quyền và bổn phận cĩ ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
GV: theo em gia đình, nhà trường, nhà nước phải làm gì để thực hiện quyền trẻ em?
Hs phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận
GV: Hãy kể cho cô và các bạn biết những tổ chức giúp đỡ trẻ em mà các em biết?
HS:Quỹ bảo trợ trẻ em, trường mù Nguyễn Đình Chiểu.
GV: Những tổ chức này ra đời nhằm mục đích gì?
HS:Nhằm góp phấn cải thiện tạo cuộc sống các em tốt hơn .
Chốt :Tùy từng gia đình, từng địa phương mà trách nhiệm đó có thể khác nhau . Nhưng mục đích cuối cùng đều nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em có cuộc sống tốt nhất.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
GV : nêu tình huống : Nếu cĩ kẻ xấu rủ ghê, lơi kéo em làm việc xấu thì em sẽ làm gì?
Yêu cầu hs suy nghĩ nêu cách ứng xử trong tình huống đĩ.
Gv vì sao em chon cách ứng xủ như vậy? Em cĩ thể làm khác khơng ?ì sao?... hướng dẫn hs phân tích mặt lợi,hại của cách ứng xử, chọn cách ứng xử tối ưu, qua đĩ rèn luyện kỉ năng ra quyết định và thể hiện sự kiên định lập trường
GV: Cho HS làm bài tập 2,5,6,8
I.Khai thác truyện đọc
“ Một tuổi thơ bất hạnh”
Thái có một tuổi thơ bất hạnh, tuổi hờià không được hưởng các quyền của trẻ em.
II.Nôi dung bài học
1. Quyền được bảo về, chăm sĩc và giáo dục của trẻ em:
Quyền được bảo vệ: quyền cĩ khai sinh, cĩ quốc tịch, được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
Quyền được chăm sĩc: chăm sĩc, nuơi dạy, sống chung với cha mẹ, cĩ nơi nương tựa.
Quyền được giáo dục: được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hố thể thao
2. Bổn phận của trẻ em:
Yêu Tổ quốc.
Tơn trọng pháp luật.
Kính trọng ơng bà, cha mẹ.
Chăm chỉ học tập.
Khơng sa vào tệ nạn xã hội.
3. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội:
Tạo mọi điều kiện để trẻ em thực hiện tốt quyền của mình (trách nhiệm trước tiên là gia đình).
III. Dặn dò
-Về nhà học bài, làm tiếp bài tập
_Chuẩn bị bài 14:
+Đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý
+Sưu tầm các bài báo về môi trường.
+Thông tin số liệu về tình hình môi trường hiện nay.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bài 13.doc