Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Hs nắm được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

- Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ.

- Bổn phận và trách nhiệm của mọi người trong việc giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

 2/. Kĩ năng:

- Hsinh biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ.

- Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ.

- Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

3/. Thái độ:

- Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết ơn thế hệ đi trước.

- Mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :13 Ngày soạn: 03 – 11 – 2008 Tiết :13 Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH VÀ DÒNG HỌ. I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Hs nắm được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? Hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Bổn phận và trách nhiệm của mọi người trong việc giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? 2/. Kĩ năng: Hsinh biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ. Phân biệt hành vi đúng, sai đối với truyền thống gia đình, dòng họ. Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3/. Thái độ: Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. Biết ơn thế hệ đi trước. Mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Phóng to ảnh trang 31 SGK. Phiếu học tập. Bảng phụ ghi sẵn bài tập tình huống 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm, phiếu học tập - Tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) + Để xây dựng gia đình văn hóa học sinh phải làm gì? *Dự kiến trả lời:Trình bày đầy đủ nội dung mục 3 bài học. 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: GV treo ảnh phóng to trang 31 SGK. => Em hãy cho biết bức ảnh trên nói lên điều gì? - HS trả lời. - GV nhận xét. Bổ sung => Giới thiệu bài mới b/. Tiến trình: Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 12’ Hoạt động 1: Phân tích truyện kể “Từ trang trại” => Hình thành khái niệm. Gv hướng dẫn học sinh đọc => gọi hs đọc. Gv nhận xét cách đọc. Gv nêu nội dung thảo luận: (5’). Nhóm 1,2: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc thể hiện qua những tình tiết nào? Nhóm 3,4: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình? GV nhận xét, đánh giá kết quả của 4 nhóm => kết luận: Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì? Thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Gv nhận xét, kết luận => ghi bài. Hs đọc truyện => các em còn lại chú ý lắng nghe. Hs thảo luận nhóm: (5’) Cách thức: Cử đại diện ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm. Hết thời gian các nhóm gắn nội dung thảo luận của nhóm mình lên bảng. Hs cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung. Hs trả lời:Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Hs trả lời: Nối tiếp và làm rạng rỡ truyền thống ấy. 1/. Khái niệm: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: Bảo vệ. Nối tiếp Phát triển Làm rạng rỡ 9’ Hoạt động 2: Học sinh liên hệ thực tế về truyền thống của gia đình, dòng họ để phát triển nhận thức và thái độ => Rút ra ý nghĩa -GV: Cho hs liên hệ thực tế : Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình em? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em em có cảm xúc gì? Gv ghi nhanh những ý kiến hs lên bảng => nhận xét, kết luận. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có tác dụng như thế nào? GV chốt lại, ghi bài. Hs phát biểu ý kiến: Nghề đan mây tre, nghề rèn sắt, nghề thuốc nam, nghề may áo dài Cả lớp tham gia, bổ sung. Hs trả lời. 2/ Ý nghĩa: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh. Làm phong phú truyền thống và bản sắc của dân tộc. 8’ Hoạt động 3: Hsinh làm việc cá nhân nêu trách nhiệm và bổn phận của hsinh đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Muốn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta phải làm gì? Gv thu phiếu học tập nhanh nhất của 5 em. Gv nhờ các bạn khác đọc cho cả lớp cùng nghe. Gv nhận xét, kết luận, ghi bài. Hs trả lời lên phiếu học tập. Hs đọc. Hs nhận xét, bổ sung. 3/. Trách nhiệm của học sinh Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống. Sống trong sạch, lương thiện. Không bảo thủ, lạc hậu. Không coi thường hoặc làm tổn hạithanh danh gia đình, dòng họ 8’ Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố Gv treo sẵn bài tập c trang 32 lên bảng. Gv nhận xét, kết luận đáp án đúng 1, 2, 5. Gv yêu cầu hsinh nêu một số câu tục ngữ, ca dao thể hiện chủ đề. Gv nhận xét, bổ sung: “Một mai ai chớ bỏ ai. Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim” Em hãy kể một truyền thống tốt đẹp ở quê em. Gv nhận xét (có thể cho hsinh về nhà làm tiếp bài tập) Hs đọc. Hs xác định yêu cầu bài tập và tự làm bài tập vào vở. Hs xung phong lên bảng giải. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs nêu: Cây có cội, nước có nguồn. Chim có tổ, người có tông. Giấy rách phải giữ lấy lề. Hs kể (2 em) Truyền thống tráng bánh tráng. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài. + Làm bài tập : a, b, d, đ SGK. + Xem trước bài 11, đọc truyện ”Trịnh Hải Hà” + Soạn gợi ý a, b, c SGK trang 34. + Sưu tầm những tấm gương sáng, tục ngữ, ca dao nói về lòng tự tin. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc
Giáo án liên quan