1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- HS biết được giữ gìn và phát huy nhưỡng truyền thống tốt đẹp của gia đình
- Hs hiểu :Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Kẻ được những biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Hiểu ý nghĩa, bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
1.2. Kĩ năng:
Hs thực hiện được: Xác định được những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ
- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Hs thực hiện thành thạo: Rèn KN xác định giá trị, suy nghĩ trình bày ý tưởng, tư duy sáng tạo về giữ gìn và phát huy truyển thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
1.3.Thái độ:
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13
Tuần 13
Ngày dạy: 9/11/2012
Bài 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH,DÒNG HỌ
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- HS biết được giữ gìn và phát huy nhưỡng truyền thống tốt đẹp của gia đình
- Hs hiểu :Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Kẻ được những biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Hiểu ý nghĩa, bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
1.2. Kĩ năng:
Hs thực hiện được: Xác định được những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ
- Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
Hs thực hiện thành thạo: Rèn KN xác định giá trị, suy nghĩ trình bày ý tưởng, tư duy sáng tạo về giữ gìn và phát huy truyển thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
1.3.Thái độ:
Thói quen: nghiên cứu tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Tính cách: Học sinh có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
2. Các nôi dung học tập:
Khái niệm
Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
3.Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên:
- Hình ảnh nghề truyền thống.
3.2. Học sinh:
- Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ .
- Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện học sinh 7A3 7A4 7A5
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1. Để xây dựng gia đình văn hóa các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như thế nào? (10điểm)
HS: - Chăm ngoan, học giỏi,sống lành mạnh, biết yêu thương, tránh xa tệ nạn xã hội
Nêu những việc em đã làm góp phần xây dựng gia đình văn hóa? (8đ)
HS: Học tập tốt, tham gia phụ giúp cha mẹ công việc gia đình
Câu 2. Chủ đề bài học hôm nay là gì? (2đ)
-Giữ gìn và phát huy truyền thống..
4.3 Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Mỗi gia đình ,dòng họ đều có các truyền thống tốt đẹp như về học tập, văn hóa, nề nếp, nghề nghiệp.Để tìm hiểu xem gia đình mình có truyền thống nào? Chúng ta cần giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp đó ra sao ? tìm hiểu bài học hôm nay.
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động : Tìm hiểu truyện . (GDKNS)
Mục tiêu: tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình trong câu chuyện trên.
HS: Đọc truyện.
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
Nhóm 1, 2: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện qua tình tiết nào?
HS: Bàn tay cha, anh dày lên chai sạn, bất kể thời tiết khắc nghiệt cũng không rời trận điạ
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét chốt ý.
Nhóm 3,4: Kết quả tốt đẹp mà gia đình họ đạt được là gì?
HS: Biến qủa đồi thành trang trại, trồng bạch đàn, hòe, mía, nuôi bò dê,gà
Nhóm 5, 6: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ Tôi” đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?
HS: Từ chuồng gà bé nhỏ đến số tiền có được để mua sách, vở
GV:Nhận xét kết qủa thảo luận của các nhóm.
GV: Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
HS: Việc làm đó thể hiện việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
GV: Kết luận, chuyển ý.
- Họat động 2: Liên hệ thực tế.
Cách tiến hành : cho hs tự liên hệ
GV: Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ em?
HS: Nghề mây tre, đúc đồng, học tập
GV: Khi nói về truyền thống gia đình em có suy nghĩ gì?
HS: Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, không phù hợp
GV: Nhận xét, chuyển ý.
Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
Muc tiêu: tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa.
? Em hiểu truyền thống là gì?
HS: Là những gì được cha ông để lại từ các thế hệ trước, những gì được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác
GV cho HS nhận biết:
? Trong các truyền thống sau đây những truyền thống nào là tốt đẹp: (GDKNS)
- Hiếu học Tảo hôn
- Cần cù lao động Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó
- Yêu nước Sinh nhiều con
- Các nghề truyền thống Cha mẹ gia trưởng, độc đoán
Mê tín dị đoan
? Qua đó em hiểu truyền thống tốt đẹp là gì?
HS: Là những giá trị mang lại lợi ích cho con người và xã hội, không vi phạm pháp luật..
GV: Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phải giữ gìn và phát huy?
HS: học tập, lao động, nghề nghiệp, đạo đức, văn hoá
GV:Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì?
HS: Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống.
? Thế nào là tiếp nối và phát triển?
HS: Tiếp nối: Tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống đó bị mai một đi
+ Phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống: làm cho truyền thống ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó tỏa sáng và phát huy và sử dụng rộng rãi.
? Hãy nêu những biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ; kiên trì học tập, làm theo và phát triển ở mức cao hơn, giới thiệu truyền thống đó cho nhiều người biết
VD: quyết tâm học tập phát huy truyền thống học tập, đỗ đạt cao của dòng họ, tiếp nối nghề làm gốm của cha ông, nghề ca hát hát trù, làm mây tre đancủa gia đình dòng họ
GV: Vì sao cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống?
HS: Để có thêm kinh nghiệm,làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
GV: Chúng ta cần phê phán những biểu hiện sai trái gì?
HS: Cần phê phán biểu hiện coi thường, không tiếp thu, không học truyền thống.
GV: Chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống?
HS: Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống.
- Sống trong sạch, lương thiện.
- Không bảo thủ, lạc hậu.
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ..
Hoạt động 4: Làm bài tập
Cách tiến hành: Đóng vai, gqth, kể chuyện
Làm bài tập b (HS đóng vai)
Bài tập c:
Bài tập d: HS kể chuyện
? Hãy tìm những câu ca dao tục ngữ về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Con hơn cha là nhà có phúc
I.Truyện đọc:
“Truyện kể từ trang trại”.
II.Nội dung bài học:
1. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Những truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy là: truyền thống về học tập, lao động, nghề nghiệp, đạo đức, văn hoá
- Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy:
+ Tiếp nối: Tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống đó bị mai một đi
+ Phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống
2. Biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ; kiên trì học tập, làm theo và phát triển ở mức cao hơn; giới thiệu truyền thống đó cho nhiều người biết
3.Ý nghĩa:
- Bản thân:Các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là những vốn quý, là những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập.
+ Giúp ta có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên.
+ Thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, là đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Xã hội:
+ Làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Trách nhiệm của mọi người
-Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống.
- Sống trong sạch, lương thiện.
- Không bảo thủ, lạc hậu.
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
III.Bài tập :
* Bài tập b:
- Không đồng ý với cách suy nghĩ của Hiên vì: Hiên là người tự ti về quê hương, dòng họ, không biết tự hào về truyền thống lao động của gia đình, dòng họ và quê hương nơi mình đang sinh sống
* Bài tập c: Đồng ý câu 1,2,5.
* Bài tập d: HS kể chuyện.
4.4/Tổng kết:
? Thế nào là tiếp nối và phát triển các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
Tiếp nối: Tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống đó bị mai một đi
Phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống: làm cho truyền thống ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó tỏa sáng và phát huy và sử dụng rộng rãi.
? Hãy nêu những biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ; kiên trì học tập, làm theo và phát triển ở mức cao hơn, giới thiệu truyền thống đó cho nhiều người biết
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :
* Đối với tiết học ở tiết này:
+ Học bài, làm các bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 31,32.
* Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 11: “Tự tin”
+Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi, xem trước nội dung bài học, bài tập SGK/33-35.
? Thế nào là tự tin? Biểu hiện và ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
+Tìm ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về tự tin.
5/ phụ lục:
File đính kèm:
- 74653241234567234849876543543543r342195787656754321Bao tuong 20-11.doc