I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ
Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
3. Kĩ năng
- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).
II. Phương tiện dạy học
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV.
- Trò: SGK, Vở ghi
III. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
IV. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức. 6A1:
6A2:
6A3:
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 từ tiết 1 đến tiết 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân.
Không lễ độ với kẻ xấu.
Sống có văn hoá là cần phải lễ độ.
GV: Nhận xét, kết luận
Rút ra bài học thực tiễn và rèn luyện đức tính lễ độ
GV: Em làm gì để trở thành người có đức tính lễ độ?
HS: Trả lời
1. Tìm hiểu truyện đọc.
- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách.
- Biết tôn trọng bà và khách.
- Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
- Thuỷ thể hiện là một học sinh ngoan, lễ độ.
2. Thế nào là lễ độ, những biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ.
a. Thế nào là lễ độ
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
b. Biểu hiện của lễ độ
- Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng, hoà nhã, quý mến người khác.
- Là thể hiện người có văn hoá, đạo đức.
c. ý nghĩa
- Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
- Xã hội tiến bộ văn minh.
3. Rèn luyện đức tính lễ độ:
Thường xuyên rèn luyện.
Học hỏi các quy tắc, cách cư xử có văn hoá.
Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
Tránh những hành vi thái độ vô lễ
4. Củng cố:
Thế nào là lễ độ? Em hãy cho ví dụ qua thực tế ?
Trái với lễ độ là hành vi nào? Em hãy cho ví dụ qua thực tế ?
5. Dặn dò
- Hướng dẫn kiến thức phần ND bài học.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ,thành ngữ nói về lễ độ.
- Đọc trước bài 5.
Ngày soạn : 21/9/ 2010 Tuần : 06
Ngày giảng : 29/ 9/ 2010
Tiết : 6
tôn trọng kỉ luật
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.
2. Kĩ năng
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật.
3. Thái độ
Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có thái độ tôn trọng kỉ luật.
II.Phương tiện dạy học:
Thầy: Giáo án, SGK, SGV.
Trò: SGK, Vở ghi
III. Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định. 6A1
6A2
6A3
2. Kiểm tra bài cũ: (3 /)
Chữa bài tập a trang 13 sgk. Liên hệ bản thân em đã có những hành vi lễ độ như thế nào trong cuộc sống, ở gia đình, trường học.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Hướng dẫn học sinh đọc truyện và khai thác nội dung truyện đọc.
GV; Cho học sinh đọc truyện trong sgk sau đó thảo luận nhóm.
? Qua câu truyện Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?,
? Nêu các việc làm của Bác?
HS: Cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung:
GV: Chốt lại : Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác...
Tìm hiểu, phân tích nội dung khái niệm tôn trọng kỉ luật.
GV: Yêu cầu học sinh tự liên hệ xem bản thân mình đã thực hiện việc tôn trọng kỉ luật chưa:
HS: Liên hệ và trả lời...
1. Tìm hiểu bài (truyện đọc).
- Mặc dù là Chủ tịch nước,nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đựoc đặt ra cho tất cả mọi người.
2. Thế nào là tôn trọng kỉ luật, biểu hiện và ý nghĩa của tổntọng kỉ luật.
Trong gia đình
Trong nhà trường
Ngoài xã hội
- Ngủ dậy đúng giờ.
- Đồ đạc để ngăn nắp.
- Đi học và về nhà đúng giờ.
- Thực hiện đúng giờ tự học.
- Khong đọc truyện trong giờ học.
- Hoàn thành công việc gia đình giao.
- Vào lớp đúng giờ.
- Trật tự nghe bài.
- Làm đủ bài tập.
- Mặc đồng phục.
- Đi giày, dép quai hậu
- Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn.
- Trực nhật đúng phân công.
- Đảm bảo giờ giấc.
- Có kỉ luật học tập.
- Nếp sống văn minh.
- Không hút thuốc lá.
- Giữ gìn trật tự chung.
- Đoàn kết.
- đảm bảo nội quy tham quan.
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ của công.
GV: qua các việc làm cụ thể của các bạn trong các trường hợp trên em có nhận xét gì?
HS: Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện các quy định chung.
GV: Phạm vi thực hiện thế nào?
HS: Mọi lúc, mọi nơi.
GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
HS: Trả lời...
GV: Nhận xét và cho học sinh ghi.
? Hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
HS: - ...
GV: Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
HS: - ...
Luyện tập nâng cao nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng kỉ luật.
Bài tập trắc nghiệm: Cho biết những thành ngữ nói về kỉ luật:
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Ăn có chừng, chơi có độ.
- Ao có bờ, sông có bến.
- Cái khó bó cái khôn.
- Dột từ nóc dột xuống.
a. Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc.
b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác, chấp hành sự phân công.
c. ý nghĩa:
Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương, nền nếp, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ.
3. Luyện tập:
4. Cũng cố:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò:
- Làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 6
Ngày soạn : 22/9/ 2010 Tuần : 07
Ngày giảng : 06/ 10/ 2010
Tiết:7
biết ơn
I.Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiẹn của lòng biết ơn.
- ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Kĩ năng
- Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và mội người..
3. Thái độ
Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn. Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người.
II.Phương tiện dạy học:
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV.
Trò: SGK, Vở ghi
III. Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức.
6A1
6a2
6A3
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 5 (5 em).
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Tìm hiểu truyện đọc.
GV: Cho HS đọc SGK và khai thác các tình tiết trong truyện (yêu cầu cả lớp cùng làm việc)
GV: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng như thế nào?
HS: Rèn viết tay phải, thầy khuyên “Nét chữ là nết người”.
GV: Việc làm của chị Hồng?
HS: - Ân hận vì làm trái lời thầy.
- Quyết tâm rèn viết tay phải.
GV: ý nghĩ của chị Hồng?
HS: - Luôn nhớ kỉ niệm và lời dạy của thầy.
- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi thầy.
GV: Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn 10 năm? ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?
HS: Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc dạy dỗ của thầy.
Tìm hiểu nội dung bài học: Phân tích nội dung phẩm chất biết ơn.
GV: Tổ chức lớp thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 nội dung GV đã chuẩn bị trong phiêud học tập.
HS: - Thảo luận theo nội dung phiếu học tập dưới sự hướng dẫ của GV.
- Cử đại diện của nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV: chốt lại những ý chính:
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện trái với lòng biết ơn và học sinh phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào.
1. Tìm hiểu bài (truyện đọc).
- Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng.
- chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
2. Thế nào là sự biết ơn, ý nghĩa của sự biết ơn.
a.Lòng biết ơn là thái đọ trân trọng những điều tốt đẹp mà mình được hưởng do có công lao của người khác, và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa xứng đáng với công lao đó.
ý nghĩa của lòng biết ơn :
Lòng biết ơn là truyền thống của dân tộc ta.
Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ giữa người với người.
Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.
c. Rèn luyện lòng biết ơn
- Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có công; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ... diễn r ảtong cuộc sống hàng ngày.
4. Cũng cố
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học ?
5. Dặn dò :
Làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 7
Ngày soạn : 06/10 / 2010 Tuần : 08
Ngày giảng : 13/ 10/ 2010
Tiết:8
Bài 7: yêu thiên nhiên,
sống hoà hợp với thiên nhiên
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống mỗi người và của nhân loại.
- Hiểu tác hại việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu.
2. Kĩ năng
- Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường thiên nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
3. Thái độ
Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng, yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu gần gũi với thiên nhiên.
II.Phương tiện dạy học:
- Thầy: Giáo án, SGK, SGV.
Trò: SGK, Vở ghi
III. Phương pháp :
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
IV.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
6A1.;
6A2.;
6A3.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm đã chuẩn bị từ trước trên giấy Rôcki .
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Khai thác truyện đọc: “một ngày chủ nhật bổ ích”
GV: Gọi 1 đến 2 học sinh đọc truyện trong sgk
? - Những tình tiết nói về cảnh đẹp của quê hương đất nước?
- ở ......... có những cảnh đẹp nào?
- thiên nhiên là gì?
HS: thảo luận, phát biểu ý kiến
Thảo luận phân tích vai trò của thiên nhiên đối với con người.
GV: đặt câu hỏi về những hành vi phá hoại thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên...
Thảo luận nhóm về trách nhiệm của mỗi học sinh.
GV: - Bản thân mỗi người phải làm gì? có thái độ ra sao đối với thiên nhiên?
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV: Kết luận:
1. Truyện đọc
2. Nội dung bài học.
a. thiên nhiên là gì?
- Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông, suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi...
b. thiên nhiên đối với con người.
Thiên nhiên là tài sản vô giá rất cần thiết cho con người.
c. ý thức của con người với thiên nhiên:
- Phải bảo vệ, giữ gìn.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
4. Cũng cố:
GV: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập a. Sau đó nhắc lại nội dung bài học.
- Tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người phải gánh chịu?
- Nêu những biểu hiện cụ thể?
- Những việc làm bảo vệ thiên nhiên của bản thân em?
5. Dặn dò :
- Vẽ tranh về thiên nhiên.
- Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
- Ôn tập từ bài 1 – 7 giờ sau kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- GA GDCD 6 tiet 18.doc