Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

 - HS nêu được thế nào là tiết kiệm

 - Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.

2. Về kỹ năng: HS biết:

- Nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.

- Đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong tình huống.

- Sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí và tiết kiệm.

3. Về thái độ:

 Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa lãng phí.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

- Tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt - bủn xỉn.

- Thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Tiết 4 - Bài 3: Tiết kiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 04 Ngày soạn: 07/09/2013 TIẾT 04 Ngày dạy: 12/09/2013 Bài 3: TIẾT KIỆM I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - HS nêu được thế nào là tiết kiệm - Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm. 2. Về kỹ năng: HS biết: - Nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác. - Đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong tình huống. - Sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí và tiết kiệm. 3. Về thái độ: Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa lãng phí. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: - Tư duy phê phán, đánh giá hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực, thời gian và những hành vi keo kiệt - bủn xỉn. - Thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm. III. Tiến trình dạy - học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng:. 2. Kiểm tra bài cũ: C Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Cho ví dụ cụ thể? 3. Dạy - học bài mới. * GV giới thiệu: Một người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu chi tiêu hoang phí và không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn nghèo khổ. Vậy tiết kiệm là gì? Tiết kiệm có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài). *Hoạt động dạy - học: Hoạt động của Thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc SGK. * GV cho HS phân vai đọc truyện (Hà, mẹ Hà, Thảo, mẹ Thảo và dẫn truyện), sau đó chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau: - N1: Cho biết hoàn cảnh gia đình của Thảo và Hà? (Gia đình Thảo và Hà đều nghèo, bố Thảo mất sớm, mẹ Thảo tần tảo nuôi ba chị em) - N2: Qua truyện, em thấy Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? (Thảo nghĩ đến việc nhà mình hết gạo -> mẹ để tiền đó mà mua gạo). - N3: Phân tích diễn biến trong suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo? (Đòi mẹ thưởng tiền để liên hoan và quá vui nên không nghĩ đến mẹ -> ân hận vì việc làm của mình nên Hà càng thương mẹ hơn). - N4: Cho biết ý kiến và suy nghĩ của mình về hai nhân vật? (Cả Thảo và Hà đều biết tiết kiệm). => Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV cho HS tự liên hệ: Em thấy đôi lúc mình giống Hà hay Thảo? và chốt lại: Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội -> tiết kiệm ở mọi lúc mọi nơi. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. * GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ mục II/8 SGK: CEm hiểu thế nào là tiết kiệm? => GV tích hợp: Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên là góp phần giữ gìn và cải thiện môi trường và tiết kiệm bằng nhiều hình thức (hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng chất khó phân huỷ như ni lông - nhựa, tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ - thừa - hỏng) ... -> làm giảm lượng rác thải ra MT, tránh suy kiệt tài nguyên và đàm bảo cân bằng sinh thái, khai thác hợp lí và tiết kiệm ... CTiết kiệm có ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức - chốt lại Tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của mình và xã hội. Tích hợp về tấm gương tiết kiệm của Bác Hồ: Bác Hồ luôn sử dụng hợp lí, đúng mức của cải vật chất, tiết kiệm trong tiêu dùng ... Hoạt động 3: Trao đổi liên hệ thực tế. *GV cho HS trao đổi bàn và cùng đàm thoại theo các câu hỏi sau: CTìm những hành vi trái ngược với tiết kiệm? - HS: Hoang tàng, xa hoa, lãng phí. CTìm các câu ca dao tục ngữ nói về tiết kiệm? - HS: “Tích tiểu thành đại”, “Năng nhặt chặt bị”, “Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”, “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện” CLấy ví dụ phê phán cách tiêu dùng hoang phí? - HS: Cán bộ tiêu xài và làm thất thoát tiền của nhà nước, tham ô, xây dựng các công trình kém chất lượng. CEm đã tiết kiệm như thế nào và vì sao phải tiết kiệm? - HS: Tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức vì có lợi cho bản thân, gia đình và xã hội. => GV chốt lại: Đảng và Nhà nước ta đang kêu gọi “Tiết kiệm là quốc sách” và liên hệ chính sách của Hồ Chủ Tịch sau ngày 2.9.1945. Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố. * GV cho HS giải quyết các bài tập tại lớp: - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/8, cả lớp làm ra nháp =>GV cùng HS nhận xét phần làm của bạn và chốt lại các ý trả lời đúng cho HS làm vào vở. I. Truyện đọc: “Thảo và Hà” II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý và đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và xã hội. 3. Ý nghĩa: - Tiết kiệm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. III. Bài tập. * Bài a/8: Câu nói về tiết kiệm là: - Năng nhặt chặt bị. - Góp gió thành bão. 4. Củng cố: *GV kết luận bài học: Ở lứa tuổi các em chưa làm ra của cải vật chất cần tiết kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và thực hành tiết kiệm là góp phần vào lợi ích xã hội. 5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết: - Có người nói “Học sinh không cần phải tiết kiệm tiền bạc và thời gian?” Em có nhận xét gì về điều đó? - Theo em, keo kiệt và bủn xỉn có phải là tiết kiệm không? Tại sao? 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung bài học. - Hoàn thiện các bài tập vào vở. - Tìm hiểu về hành vi lễ độ khi giao tiếp của mọi người. - Chuẩn bị giờ sau học bài 4. 7. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGDCD TIET 4 TUAN 4.doc