Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Bàn Long

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

-Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.

2. Kỹ năng

-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.

3. Thái độ

-Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè.

II. Nội dung

-Lễ độ là thái độ tôn trọng hoà nhã với người trên, người có tuổi; biết lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ độ, tôn kính đối với người giao tiếp trong hoàn cảnh khác nhau.

+Sự tôn kính biết ơn, vâng lời ông bà.

+Sự quý trọng đoàn kết hoà thuận anh chị em.

+Sự gần gũi, quý trọng, chào hỏi đúng phép với chú bác cô dì, họ hàng gần gũi.

+Sự kính trọng lễ phép với người già, người lớn tuổi.

III. Tài liệu và phương tiện

-SGK – SGV GDCD 6.

-Các mẫu chuyện kể, ca dao, tục ngữ nói về tính lễ độ.

-Đóng vai tiểu phẩm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Bàn Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 6 Bài 4: LỄ ĐỘ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của lễ độ; hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ. 2. Kỹ năng -Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ. 3. Thái độ -Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè. II. Nội dung -Lễ độ là thái độ tôn trọng hoà nhã với người trên, người có tuổi; biết lựa chọn mức độ biểu hiện sự lễ độ, tôn kính đối với người giao tiếp trong hoàn cảnh khác nhau. +Sự tôn kính biết ơn, vâng lời ông bà. +Sự quý trọng đoàn kết hoà thuận anh chị em. +Sự gần gũi, quý trọng, chào hỏi đúng phép với chú bác cô dì, họ hàng gần gũi. +Sự kính trọng lễ phép với người già, người lớn tuổi. III. Tài liệu và phương tiện -SGK – SGV GDCD 6. -Các mẫu chuyện kể, ca dao, tục ngữ nói về tính lễ độ. -Đóng vai tiểu phẩm. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ -Tiết kiệm là gì? Cho ví dụ về tiết kiệm. -Tiết kiệm có ý nghĩa gì? (thể hiện được cái gì?) -Kiểm tra bài tập a, b trang 10 SGK. 3. Giới thiệu bài mới. Trước khi đi học, các em chào ông bà, cha mẹ. Khi giáo viên vào lớp các em đứng nghiêm chào. Việc chào hỏi đó nói lên sự tôn trọng của học sinh. Trường ta có câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Em hiểu “Lễ” ở đây là gì? “Lễ” là đạo đức. Chúng ta cần hiểu lễ nghĩa trước mới học chữ sau. Những hành vi trên thể hiện con người có lễ độ. Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ. Trong các mối quan hệ đó đều phải có những phép tắc quy định cách ứng xử, giao tiếp với nhau. Để hiểu rõ, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 4: Lễ độ. 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung HĐ1: Khai thác nội dung truyện đọc SGK. Gọi học sinh đọc truyện. Yêu cầu học sinh chú ý đến lời đối thoại giữa Thuỷ và người khách. N Em hãy kể việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà. Thuỷ giới thiệu khách với bà rồi: Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi. Đi pha trà. Mời bà, mời khách uống trà. Xin phép bà nói chuyện. Giới thiệu bố mẹ. Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động Đội, các hoạt động của lớp. Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại. N Nhận xét cách cư xử của Thuỷ? Thuỷ nhanh nhẹn khéo léo, lịch sự khi tiếp khách. Biết tôn trọng bà và khách. Làm vui lòng khách để lại ấn tượng tốt đẹp. Thể hiện là học sinh ngoan. F Cách cư xử đó thể hiện đức tính gì? HĐ2: Phân tích khái niệm lễ độ. Đưa ra các tình huống: Mai và Hoà tuy học cùng khối 6 nhưng khác lớp. Một hôm gặp GVCN lớp Mai, Mai lễ phép chào còn Hoà không chào chỉ đứng yên sau lưng Mai. Minh và Tuấn đến trường bằng xe đạp. Gặp cụ già chuẩn bị sang đường. Hai em dừng lại, dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi học. Bố mẹ em thường kể về bác Hùng thủ trưởng cơ quan. Bác Hùng luôn gần gũi, quan tâm CBCNV, vui vẻ chào hỏi, lịch sự với tất cả mọi người. N Em có nhận xét gì về cách cư xử, đức tính của 3 nhân vật trên? _Cư xử đúng mức, lễ độ, quan tâm đến mọi người. F Lễ độ là gì? N Tìm biểu hiện lễ độ đối với ông bà? _Tôn kính, biết ơn, vâng lời. N Tìm biểu biện lễ độ đối với anh chị em. _Quý trọng, đoàn kết, hoà thuận. N Tìm biểu hiện lễ độ đối với người già cả. _Kính trọng, lễ phép. F Vậy, lễ độ thể hiện được cái gì của mình với ai? N Tìm hành vi trái với lễ độ và giải thích hành vi đó. _Vô lễ, cãi lại bố mẹ, hỗn láo, láo xược, . F Người có lễ độ được đánh giá là như thế nào? F Sống có lễ độ thì mối quan hệ giữa con người như thế nào? F Sống lễ độ có ích gì cho xã hội? N Gọi học sinh giải thích câu tục ngữ. Đi thưa về gửi: con cháu khi đi xin phép, về chào hỏi. Trên kính, dưới nhường: trên phải tôn kính, dưới phải nhường nhịn. HĐ3: Liên hệ và luyện tập. N Bản thân em rèn luyện tính lễ độ như thế nào? Thường xuyện rèn luyện, học hỏi các quy tắc cư xử có văn hoá. Tự kiểm tra thái độ, hành vi của bản thân. Tránh những hành vi, thái độ vô lễ. N Em biết những câu nào nói về sự lễ độ? Lời nói, gói vàng. Lời chào cao hơn mân cỗ. Kính lão, đắt thọ. Đóng vai theo tình huống: Giờ kiểm tra sinh học, Thắng đang mở tài liệu thì giáo viên bắt gặp. Thắng có thái độ vô lễ. Cụ già ở nông thôn ra thành phố hỏi thăm đường. Học sinh xây dựng lời thoại và tự đóng vai. Cả lớp theo dõi nhận xét chung. Giáo viên nhận xét, đánh giá tình huống. Rút ra bài học và nhắc nhở học sinh. Gọi học sinh làm bài tập. Giáo viên nhận xét. Œ Truyện đọc Em Thuỷ Thuỷ là học sinh ngoan, biết lễ độ.  Nội dung bài học a.Lễ độ là gì: Là cách cư xử đúng mực của mỗi người khi giao tiếp với người khác. b.Ý nghĩa của lễ độ: Thể hiện sự tôn trọng quý mến của mình với người khác. c.Sự cần tiết rèn luyện tính lễ độ Biểu hiện người có văn hoá. Giúp mối quan hệ với mọi người tốt đẹp. Làm cho xã hội văn minh. Ž Bài tập 5. Củng cố -Lễ độ là gì? -Ý nghĩa của lễ độ? -Sự cần thiết của rèn luyện tính lễ độ. 6. Hướng dẫn học ở nhà Học bài. Làm bài tập còn lại. Xem trước bài 5 : Tôn trọng kỉ luật Đọc phần tuyện đọc, trả lời câu hỏi phần gợi ý. Sưu tầm tranh ảnh gương tốt về tôn trọng kỉ luật trong học sinh.

File đính kèm:

  • docGDCD6 T6 NGUYENVANTHANHCOMEtailieu.doc