1. Mục tiêu bài học :
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật.
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng kỉ luật.
- Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, xã hội, tập thể.
- Biết được Bác Hồ là 1 tấm gương sáng trong việc thực hiện kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
b. Kĩ năng:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy trong nhà trường và những quy định chung của cộng đồng.
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật
- GDKNS: + KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trong kỉ luật
+ KN phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật
- Kể chuyện về Bác Hồ, biết tôn trọng kỉ luật theo gương Bác Hồ.
c.Thái độ:
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 6: Tôn trọng kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct : 6
§5 TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
Ngày dạy:..
1. Mục tiêu bài học :
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật.
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng kỉ luật.
- Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi người trong gia đình, xã hội, tập thể.
- Biết được Bác Hồ là 1 tấm gương sáng trong việc thực hiện kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
b. Kĩ năng:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
- Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy trong nhà trường và những quy định chung của cộng đồng.
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật
- GDKNS: + KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trong kỉ luật
+ KN phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật
- Kể chuyện về Bác Hồ, biết tôn trọng kỉ luật theo gương Bác Hồ.
c.Thái độ:
- Học sinh có thái độ tôn trọng kỉ luật, tôn trọng những người biết thực hiện tốt kỉ luật.
- Có ý thức học tập và làm theo tấm gương của Bác về tôn trọng kỉ luật chung.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên: Nội quy của nhà trường
Câu chuyện: “
b. Học sinh:
- Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về tôn trọng kỉ luật.
- Ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống.Trò chơi.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Thế nào là lễ độ ? Biểu hiện của lễ độ? Cho VD bản thân? (7 điểm)
HS: Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người khi giao tiếp với người khác.
Biểu hiện của lễ độ thể hiện qua lời nói hành vi, cử chỉ ngôn ngữ
VD: Chào hỏi người lớn, thầy cô, biết vâng dạ khi nói chuyện với người lớn
Câu 2. Hành vi nào sau đây biểu hiện lễ độ? (3 điểm)
a. Nói leo trong giờ học. c. Biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi(3đ)
b. Nói trống không xấc xược. d. Nói truyện trong giờ học.
4.3 Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh trong SGK- 15.
GV: Em hãy giải thích nội dung bức tranh?
HS: Tại ngã tư đèn đỏ, chú công an đứng nghiêm để chỉ huy và chiếc ô tô đỗ đúng vạch.
GV: Chú lái xe có đức tính gì?
HS: Chú lái xe tôn trọng luật lệ giao thông.
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện ( GDTTHCM)
Cách tiến hành: Sdpp thảo luận lớp, nêu vấn đề
HS: Đọc truyện.
Cho HS thảo luận, HS nào tìm ra câu trả lời đúng, đầy đủ, nhanh nhất sẽ có điểm thưởng.
GV: Em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy đinh chung như thế nào?
HS: Những việc làm của Bác:
-Bỏ dép trước khi bước vào chùa.
- Đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
- Đến mỗi gian thờ thắp hương.
-Qua ngã tư đèn đỏ dừng lại.
* GDTTHCM:
Mặc dù là chủ tịch nước, Bác vẫn giữ luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người.
? Qua câu chuyện trên em thấy Bác Hồ là người như thế nào?
HS: Bác là người tôn trọng luật lệ chung
? Em hãy kể 1 câu chuyện khác về Bác Hồ đã biết tôn trọng kỉ luật mà em biết?
HS:
GV: Em học tập được gì ở Bác qua những câu chuyện trên?
HS: Học tập ở Bác tính tôn trọng kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi
Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
Cách tiến hành: Sdpp thaûo luaän nhoùm, sdđd
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1, 2: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở gia đình như thế nào?
HS: - Ngủ dậy đúng giờ.
- Hoàn thành công việc được giao.
- Đồ đạc để ngăn nắp đúng quy định
Nhóm 3, 4: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà trường như thế nào?
HS: Vào lớp đúng giờ, mặc đồng phục, không vứt rác bừa bãi.
GV: cho HS xem bảng nội quy nhà trường
-Nhóm 5, 6: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở ngoài xã hội như thế nào?
HS: Giữ gìn trật tự chung, bảo vệ môi trường, không hút thuốc lá
GV: Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện quy định chung.
GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
HS: Tôn trọng kỉ luật là biết tự chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc,
GV: Em hãy nêu ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
HS: - Thấy đèn đỏ không dừng lại, không thực hiện nội quy nhà trường
GV: Nhấn mạnh hành vi thực hiện kỉ luật vì sợ cưỡng chế, sợ mọi người chê trách
GV: Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật? Nêu ví dụ?
HS: Biết thực hiện nội quy, quy định của cơ quan, nơi học tập làm việc
* GDKNS
GV: Mời 1 vài HS lên bảng và cho HS khác nhận xét về việc thực hiện nội quy của các bạn
HS nhận xét và phê phán các HS không thực hiện tốt KL
GV: Giáo dục việc thực hiện kỉ luật cho HS
GV: Việc rèn luyện tính kỉ luật có ý nghĩa gì?
HS: Bản thân: sống tự tin, thoải mái, sáng tạo trong công việc.
- Gia đình nhà trường, xã hội có nề nếp kỉ cương, ổn định và phát triển.
? Như vậy việc tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của ai?
HS: Trách nhiệm của tất cả mọi người
? Hãy nêu những biểu hiện của hành vi không tôn trọng kỉ luật của HS hiện nay?
HS: Không đi học đúng giờ, trốn học, không thuộc bài khi đến lớp
? Với những việc làm đó theo em em phải có trách nhiệm gì?
HS: Nhắc nhở bạn, phê phán các việc làm sai
? Khi thực hiện kỉ luật chúng ta phải thực hiện như thế nào?
HS: Tự giác, vui vẻ, tự nguyện chấp hành
? Đối với những người thực hiện tốt kỉ luật chúng ta nên làm gì?
HS: Học tập, làm theo, động viên ủng hộ, tán thành
* Mở rộng nội dung:
GV: Phân biệt kỉ luật với pháp luật.
HS: Kỉ luật: do tổ chức đề ra, ý thức tự giác.
Pháp luật: do NN đề ra, bắt buộc, xử phạt.
GV: Cho HS giải thích câu: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
Hoạt động 3: Luyện tập, làm bài tập.
Cách tiến hành: sdpp đóng vai, tổ chức trò chơi
- Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Làm BT a. HS nào nhanh tay lên làm BT vào bài tập.
* GDKNS:
- Tổ chức đóng vai 1 hành vi không tôn trọng kỉ luật nơi công cộng.
Tình huống: An và Bình rủ nhau ra công viên chơi và An đã xả rác ra công viên.
HS: đóng vai
HS khác nhận xét
GV nhận xét và chấm điểm
BT b.? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
? Hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ về kỉ luật mà em biết?
- Quân pháp bất vị thân
- Nước có vua chùa có bụt.
- Ao có bờ, sông có bến.
- Đất có thổ công, sông có hà bá.
I.Truyện đọc:
“Giữ luật lệ chung”.
II.Nội dung bài học:
1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
-Tôn trọng kỉ luật là biết tự chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc, chấp hành phân công của tập thể như lớp họp, cơ quan
2.Ý nghĩa:
- Bản thân: sống tự tin, thoải mái, sáng tạo trong công việc.
- Gia đình nhà trường, xã hội có nề nếp kỉ cương, ổn định và phát triển.
- Bảo vệ lợi ích cộng đồng và lợi ích bản thân.
- Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của tất cả mọi người.
III/ Bài tập:
BT a/ 15,16 SGK
Đáp án: 1,2,6,7
BT b. Không đồng ý, vì thực hiện kỉ luật sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản thân trở thành người có kỉ luật
4.4/ Củng cố và luyện tập.
1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
-Tôn trọng kỉ luật là biết tự chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc, chấp hành phân công của tập thể như lớp họp, cơ quan
GV: HS phải rèn luyện kỉ luật như thế nào?
HS: Đi học đúng giờ, giữ gìn trật tự trong lớp
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 14, 15.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 15
+ Tìm ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật.
* Bài mới:
Chuẩn bị bài 6: Biết ơn.
+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/ 15, 16.
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/16, 17.
+ Tìm tranh ảnh về lòng biết ơn.Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai.
+ Tìm ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn.
File đính kèm:
- bai Ton trongki luat.doc